Mang thai bị đau hai bên háng: Nguyên nhân và xử trí

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Mang thai bị đau hai bên háng là một hiện tượng thường gặp ở các mẹ bầu. Nguyên nhân nào gây nên hiện tượng này, và cách khắc phục xử trí thế nào cho hiệu quả? Hãy tìm hiểu xem thông tin mà chúng tôi cung cấp ngay sau đây.

1. Nguyên nhân mang thai bị đau ở hai bên háng

Bị đau hai bên háng khi mang thai có thể do những nguyên nhân sau đây:
– Thai phụ đứng lên ngồi xuống và thai nhi có những cử động mạnh, làm cho tử cung có những cơn co nhẹ.
– Sự thay đổi nội tiết khi mang thai làm dây chẳng khớp háng bị mềm ra, xương chậu giãn thêm, chuẩn bị sự ra đời của em bé từ đó mà gây đau nhức.
– Trong quá trình mang thai, dạ con được cố định tại vị trí trong tiểu khung nhờ một hệ thống giữ cho thai đứng yên. Trong hệ thống đó có các dây chằng nối từ vùng trên dạ con đến thành chậu hông. Khi dạ con to ra, khiến các dây chằng bị kéo căng, nên khi vận động đi lại mạnh sẽ bị đau nhức.
– Khi mang thai, lượng canxi trong cơ thể mẹ bầu được huy động để tạo và nuôi dưỡng thai nhi, thiếu canxi là nguyên nhân có thể gây đau khớp háng.
– Sự tăng cân khi mang thai khiến cho trọng lượng thai phụ tăng, áp lực đến các cơ khớp, từ đó mà gây đau mỏi xương khớp.

Mang thai bị đau hai bên háng là một hiện tượng thường gặp ở các mẹ bầu

Mang thai bị đau ở hai bên háng là một hiện tượng thường gặp ở các mẹ bầu

2. Biểu hiện của đau háng khi mang thai

Vùng xương chậu, hai bên háng, xương mu đau dữ dội. Cơn đau âm ỉ rồi nóng ran từ thắt lưng, xương chậu sang mu và hai bên háng. Nhiều khi, đau còn lan xuống cả đầu gối, bàn chân. Đặc biệt đau nhiều khi về đêm hoặc là khi mẹ trở mình ngồi dậy và di chuyển.
Nhiều khi di chuyển, mẹ có thể nghe thấy được cả tiếng động phát ra từ háng và xương mu.

3. Khắc phục hiện tượng mang thai bị đau ở hai bên háng

– Thai phụ bị đau khớp háng cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh, hạn chế đi lại, nên thư giãn thả lỏng cơ thể. Thực hiện những bài tập luyện vận động nhẹ nhàng vừa sức, dẻo dai, linh hoạt chẳng hạn như đi bộ hoặc yoga tại nhà.

Thực hiện những bài tập luyện vận động nhẹ nhàng vừa sức

Thực hiện những bài tập luyện vận động nhẹ nhàng vừa sức

– Nếu bắt buộc phải vận động thì nên nâng đỡ bụng bầu và cố định phần nào khớp xương chậu.
– Mẹ bầu tránh ngồi xổm, tránh kéo mạnh vì những động tác này khiến cho vùng xương chậu, xương mu thêm nhiều áp lực.
– Nên đi giày đế thấp, thoải mái, không đi giày cao nhằm giảm tác động lên khớp xương.
– Khị bị đau, chị em nên áp dụng cách chườm nóng ở vùng bị đau
– Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đây đủ bổ sung các khoáng chất như canxi, magie… Đặc biệt, canxi có nhiều trong tôm, cua, ốc, trứng, sữa… cần bổ sung hàng ngày.
– Tư thế ngủ nên nằm nghiêng sang bên trái, giữ cho chân và vùng hông hơi cong, kê một chiếc gối nhỏ, mỏng vào phần hông để thoải mái hơn.
Đặc biệt khi thấy có những dấu hiệu bất thường, cơn đau kéo dài, tốt nhất nên đi khám tại cơ sở y tế để tìm nguyên nhân và có cách xử trí thích hợp.  Mẹ bầu không nên tự ý thoa dầu, dùng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ vì có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Đặc biệt khi thấy có những dấu hiệu bất thường, cơn đau kéo dài, tốt nhất nên đi khám tại cơ sở y tế

Đặc biệt khi thấy có những dấu hiệu bất thường, cơn đau kéo dài, tốt nhất nên đi khám tại cơ sở y tế

Thông tin về mang thai bị đau ở hai bên háng mà chúng tôi cung cấp hy vọng đã giúp mẹ bầu có được những chia sẻ hữu ích.
Bảng giá các dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói tại bệnh viện Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital