Mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?cần phải ăn gì tốt

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý về đường tiêu hóa khá phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Trong điều trị hội chứng ruột kích thích cần kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và có thể sử dụng thuốc điều trị triệu chứng. Vậy hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?

Những triệu chứng hội chứng ruột kích thích

Triệu chứng hội chứng ruột kích thích thường gặp nhất là đau bụng. Đau có thể kéo dài vài phút, vài giờ, thậm chí vài tuần. Đa phần bệnh nhân thường đau ở vùng hố chậu phải, tuy nhiên cũng có khi đau ở hạ vị hoặc hạ sườn hai bên, thậm chí đau khắp ổ bụng. Tính chất đau khác nhau giữa các bệnh nhân. Có người đau quặn, có người đau kiểu đầy tức, trướng hơi hay bỏng rát, thậm chí có người còn xuất hiện những cơn đau dữ dội. Cơn đau tăng lên sau ăn hoặc bị stress do tăng nhạy cảm và giảm sau khi trung tiện hoặc đại tiện.

Hội chứng ruột kích thích gây triệu chứng đau bụng

Hội chứng ruột kích thích gây triệu chứng đau bụng

Tiêu chảy và táo bón là kết quả của tình trạng rối loạn nhu động ruột, hai triệu chứng này có thể riêng lẻ hoặc xen kẽ lẫn nhau ở những người bị hội chứng ruột kích thích.

Ở giai đoạn tiêu chảy, bệnh nhân thường đi ngoài nhiều lần trong ngày (>3 lần), thường đi sau khi ăn hoặc sau khi thức dậy vào buổi sáng. Phân không thành khuôn, nhiều nhày, khối lượng phân không tăng. Triệu chứng này tăng lên khi ăn phải đồ ăn lạ, tanh, sống, kém vệ sinh. Đi kèm với tiêu chảy là đau quặn bụng, đau giảm hoặc hết sau khi đi ngoài.

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?

Ăn nhiều chất xơ từ các loại rau xanh, trái cây, củ tạo điều kiện cho lợi khuẩn trong đường ruột phát triển. Nhất là với những người bị táo bón sẽ cải thiện hiệu quả khi nạp nhiều chất xơ.

Chế độ ăn uống nhiều chất xơ cần thiết cho người mắc hội chứng ruột kích thích

Chế độ ăn uống nhiều chất xơ cần thiết cho người mắc hội chứng ruột kích thích

Chất xơ có nhiều trong bột ngô, cơm, gạo lứt, cám gạo, khoai tây, khoai lang, rau xanh, các loại quả,… Một số người thấy giảm tiêu chảy khi dùng cám gạo nhưng một số khác lại thấy cải thiện hơn nếu áp dụng chế độ ăn ít chất xơ, chính vì vậy cần phải điều chỉnh phù hợp với từng người.

Chú ý, khi ăn phải ăn chậm, nhai kỹ để hạn chế nuốt nhiều khí đầy bụng, trướng hơi, giảm sự căng giãn đột ngột ống tiêu hóa do đó hạn chế kích kích co bóp của ruột nên giảm số lần đi ngoài và giảm các cơn đau bụng.

Thăm khám để được tư vấn điều trị hiệu quả

Thăm khám để được tư vấn điều trị hiệu quả

Ngoài ra, người bệnh cần luyện tập đi ngoài ngày một lần vào buổi sáng hoặc một thời gian thích hợp, xoa bóp bụng trước khi đi ngoài. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, luyện tập thư giãn, tập thể dục, đi bộ, tránh căng thẳng thần kinh ít nhiều cải thiện các biểu hiện.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp chẩn đoán, điều trị hiệu quả hội chứng ruột kích thích, hướng dẫn chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn thăm khám – tư vấn điều trị nhiệt tình, giúp bạn san sẻ nỗi lo về sức khỏe. Xem thêm thông tin chi tiết về đội ngũ bác sĩ quốc tế tại đây. 

Với những thông tin trên đây nếu bạn đọc còn băn khoăn cần được giải đáp cụ thể vui lòng liên hệ bệnh viện Thu Cúc theo số 1900 55 88 92 để được tư vấn hỗ trợ.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital