Lưu ý khi bị đau nửa đầu khó chịu cho dù chỉ là tạm thời

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Chứng đau nửa đầu “hành hạ” người bệnh bằng những cơn đau đầu như búa bổ và xuất hiện bất thình lình. Khi bị đau nửa đầu, mọi người thường tìm kiếm và áp dụng bất cứ biện pháp nào để giảm bớt sự khó chịu cho dù chỉ là tạm thời. Ngoài việc điều trị y tế theo chỉ định của bác sĩ trong các trường hợp cần, có một số lưu ý người bệnh cần tránh để không làm trầm trọng thêm các triệu chứng của chứng đau nửa đầu.

1. Không uống quá nhiều caffeine

Nếu uống quá nhiều caffeine lại gây ra tác dụng ngược lại, khiến cơn đau nửa đầu xuất hiện về sau

Nếu uống quá nhiều caffeine lại gây ra tác dụng ngược lại, khiến cơn đau nửa đầu xuất hiện về sau.

Có một số thông tin cho rằng đồ uống có chứa caffeine sẽ giúp làm giảm đau  nửa đầu. Trên thực tế nếu chỉ sử dụng với số lượng nhỏ, caffeine sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp cùng thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol) hoặc aspirin có thể  làm giảm đau nửa đầu giai đoạn sớm. Tuy nhiên nếu uống quá nhiều caffeine lại gây ra tác dụng ngược lại, khiến cơn đau nửa đầu xuất hiện về sau.

2. Không bỏ bữa

Khi đang đương đầu với cơn đau đầu khó chịu, người  bệnh có xu hướng không muốn ăn uống gì cả. Mặc dù vậy nhưng không nên bỏ bữa, nếu không cung cấp đủ thực phẩm cho cơ thể để giữ lượng đường trong máu ổn định. Ăn chay và hạ đường huyết (lượng đường trong máu xuống thấp bất thường xảy ra khi bỏ bữa) có thể gây ra chứng đau nửa đầu và đau đầu khác hoặc khiến cho cơn đau nửa đầu trở nên trầm trọng hơn.

3. Không ăn thực phẩm có chứa carbonhydrate đơn giản

Tăng giảm lượng đường trong máu đột ngột do ăn thực phẩm có chứa carbonhydrate đơn giản có thể dẫn đến đau đầu và đau nửa đầu

Tăng giảm lượng đường trong máu đột ngột do ăn thực phẩm có chứa carbonhydrate đơn giản có thể dẫn đến đau đầu và đau nửa đầu.

Carbohydrate đơn giản còn gọi là đường đơn chẳng hạn như đường trắng và mì ống, giúp làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng. Điều này khiến  cơ thể sản xuất nhiều insulin hơn để giúp phá vỡ đường. Lượng insulin cao sẽ khiến lượng đường giảm xuống đáng kể. Tăng giảm lượng đường trong máu đột ngột  có thể dẫn đến đau đầu và đau nửa đầu.

4. Tập thể dục quá sức

Một số người cố gắng tập thể dục, hoạt động thể chất trong cơn đau nửa đầu với hy vọng sẽ khiến cơn đau biến mất.  Điều này có thể hữu ích bởi cơ thể sẽ sản xuất ra các chất  trong quá trình hoạt động thể chất giúp giảm bớt lo âu và trầm cảm nhưng lại khiến chứng đau nửa đầu trở nên trầm trọng hơn. Tập thể dục quá mạnh có thể gây ra chứng đau nửa đầu, có thể do thay đổi lưu lượng máu đến não khi tập thể dục kéo dài. Tốt nhất nên bắt đầu khởi động một cách từ từ hoặc lựa chọn một hoạt động ôn hòa hơn như đi bộ hay một thói quen tập yoga đơn giản.

5. Đừng tránh chạm vào đầu

Xoa bóp gia đầu và hai bên thái dương thực sự có thể giảm bớt sự đau đớn cho người bệnh đau nửa đầu

Xoa bóp gia đầu và hai bên thái dương thực sự có thể giảm bớt sự đau đớn cho người bệnh đau nửa đầu.

Mặc dù việc xoa bóp, gia tăng áp lực lên vùng đầu đang đau nhói nghe có vẻ phản trực giác  nhưng xoa bóp gia đầu và hai bên thái dương thực sự có thể giảm bớt sự đau đớn cho người bệnh đau nửa đầu. Chườm khăn lạnh lên vùng trán và nằm nghỉ ngơi trong phòng tối cũng là cách hiệu quả để giảm đau nửa đầu.

6. Đừng chỉ uống thuốc

Thuốc đã được chứng minh để giúp điều trị và ngăn ngừa chứng đau nửa đầu nhưng nếu chỉ sử dụng thuốc sẽ không hiệu quả. Những điều chỉnh về lối sống  như  ăn uống tốt, ngủ và tập thể dục thường xuyên, kiểm soát căng thẳng cũng rất quan trọng và có tác dụng làm giảm tần suất, mức độ nghiêm trọng của chứng đau nửa đầu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital