Lời khuyên cho người tăng huyết áp, kiểm soát

Tham vấn bác sĩ

Người bệnh tăng huyết áp có nguy cơ gặp phải biến chứng đột quỵ đe dọa tính mạng nếu không có cách kiểm soát tốt. Dưới đây là những lời khuyên cho người tăng huyết áp từ các chuyên gia tim mạch, người bệnh nên tham khảo để có cách đối phó với bệnh lý này hiệu quả.

 

1.Lời khuyên cho người tăng huyết áp

 

Giảm cân ở người thừa cân hoặc béo phì: Nếu tăng 5-10kg trọng lượng cơ thể so với cân nặng chuẩn (lúc 18 tuổi) sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ xuất hiện tăng huyết áp. Tăng cân trong thời gian dài là yếu tố nguy cơ (chiếm tới 48%) khả năng mắc bệnh. Nguy cơ này tăng dần ở phụ nữ cao tuổi, mãn kinh. Tuân thủ chế độ ăn nhiều trái cây, rau, các thực phẩm ít chất béo, giảm ăn các loại mỡ bão hòa và mỡ toàn phần.

Người bệnh tăng huyết áp nên kiểm soát cân nặng ở mức vừa phải

Người bệnh tăng huyết áp nên kiểm soát cân nặng ở mức lý tưởng

Nên ăn 3 bữa một ngày: Khoảng một nửa thực phẩm là chất bột, rau xanh, trái cây. Không dùng nhiều mỡ và chất ngọt. Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ như: đậu xanh quả, đậu hạt các loại, măng… Hàng ngày nên ăn khoảng 55-85g các chế phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua…

 

2.Người bệnh tăng huyết áp nên kiểm soát cân nặng ở mức lý tưởng

 

Nên ăn chất béo có nguồn gốc thực vật, các loại dầu thực vật, dầu cá và một số hạt có chất béo như: hạt mè, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân. Acid béo omega-3 trong cá và các loại hạt có tác dụng làm hạ cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt và giảm nguy cơ máu đông. Những loại hạt này còn có nhiều khoáng chất cần thiết để điều hòa huyết áp như: magie. Thịt và trứng có nhiều chất béo bão hòa làm gia tăng lượng cholesterol xấu (LDL), đồng thời làm giảm lượng cholesterol tốt (HDL) có khả năng làm sạch lòng mạch. Tuân thủ chế độ ăn như trên có thể sẽ giúp giảm huyết áp tâm thu từ 8-14mmHg.

Người bệnh cao huyết áp cần bổ sung các loại thực phẩm tốt

Người bệnh cao huyết áp cần bổ sung các loại thực phẩm tốt

Ăn nhiều cá, hải sản, giảm các loại thịt đỏ: Thịt và mỡ động vật, nhất là các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò và các loại sữa và trứng có hàm lượng mỡ bão hòa cao là nguồn gốc phát sinh ra các chứng xơ vữa. Do đó, các nhà khoa học khuyên nên chuyển dần chế độ ăn nhiều thịt sang ăn nhiều cá và đạm thực vật.

Chế độ ăn giảm muối, giàu kali và canxi: Nhu cầu muối ăn trung bình của một người khoảng 15g/ngày, trong đó có tới 10g sẵn có trong thực phẩm tự nhiên. Đặc biệt ngư dân thường có thói quen ăn mặn, do vậy họ cần phải tập luyện chế độ ăn giảm muối, người bệnh cao huyết áp tốt nhất  nên thu nạp khoảng dưới 6g muối/ngày.

Ngưng hút thuốc: Là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh THA và các bệnh tim mạch.

Hạn chế uống rượu, bia, chất kích thích: Một số nghiên cứu cho thấy, nếu dùng thường xuyên một lượng rượu nhỏ sẽ có tác dụng làm giảm các nguyên nhân gây tử vong nói chung và do tim mạch nói riêng. Uống rượu với mức độ vừa phải có thể làm giảm huyết áp từ 2 – 4 mmHg. Nam giới mỗi ngày không uống quá 2 ly nhỏ, tương đương 30ml ethanol. Đối với phụ nữ và người nhẹ cân, lượng rượu nên uống chỉ bằng một nửa nam giới. Có nhiều bằng chứng cho thấy, có mối tương quan chặt chẽ giữa uống rượu và tỷ lệ bệnh tăng huyết áp trong cộng đồng. Uống nhiều rượu dễ làm tăng huyết áp.

Uống thuốc đúng cách: Người bệnh cao huyết áp cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý bỏ thuốc điều chỉnh thuốc khi không có hướng dẫn của bác sĩ.

Kiểm tra huyết áp thường xuyên

Kiểm tra huyết áp thường xuyên

Kiểm tra huyết áp thường xuyên: Người bệnh cao huyết áp cần kiểm tra đo huyết áp thường xuyên để có cách điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital