Khi bệnh viện chung tay “chiến đấu” với dịch sốt xuất huyết

Theo báo suckhoedoisong.vn (cơ quan ngôn luận của Bộ y tế) [Với mong muốn chung tay cùng cộng đồng nhanh chóng đẩy lùi đại dịch sốt xuất huyết (SXH), khối bệnh viện tư nhân đã và đang nỗ lực không ngừng trong việc tiếp nhận, khám và điều trị nội trú cho bệnh nhân sốt xuất huyết… xem thêm].

Thêm trường hợp tử vong mới, dịch SXH đang diễn biến rất phức tạp

Thông tin mới nhất từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần vừa qua (24-30/7), Hà Nội ghi nhận thêm một trường hợp tử vong do SXH. Bệnh nhân là nam giới, 61 tuổi, trú tại – Hà Động – Hà Nội, tử vong sau 2 ngày nhập viện do tình trạng xuất huyết quá nặng. Đây là ca tử vong thứ 5 tại Hà Nội tính từ đầu năm đến nay.
Dịch bệnh SXH đang tiếp tục bùng phát và diễn biến khó lường

Cũng trong tuần qua, TP Hà Nội tiếp tục ghi nhận thêm 2.305 trường hợp mắc SXH nâng số trường hợp mắc bệnh lên đến 8.982 trường hợp.

Từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận khoảng 60.000 ca bệnh SXH  tập trung ở 10 tỉnh thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh. Tính đến thời điểm này đã có 19 trường hợp tử vong vì SXH. Hà Nội đang là điểm nóng về SXH với số ca mắc bệnh dẫn đầu miền Bắc và đứng thứ 3 trong cả nước. Số cả bị mắc phổ biến cả ở những cá sốt xuất huyết ở người lớn và cả trẻ nhỏ.

Đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết, dịch SXH  năm nay đến sớm hơn thường lệ, tỷ lệ người mắc bệnh tăng cao đột biến và có diễn biến rất phức tạp. Trong thời gian tới, số ca mắc bệnh trên địa bàn TP Hà Nội có thể tiếp tục gia tăng do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho muỗi vằn sinh sôi, phát triển.

Trong khi bệnh viện quá tải trầm trọng

Tính đến thời điểm này, tại các bệnh viện tuyến Trung ương có khoa truyền nhiễm đều đang trong tình trạng quá tải trầm trọng. Tình trạng nằm ghép khá phổ biến ở  đây, thậm chí bệnh nhân còn phải nằm tràn ra cả hành lang bệnh viện.

Các bệnh viện quá tải vì số lượng bệnh nhân SXH tăng cao đột biến.

Để giảm bớt áp lực cho các bệnh viện đang quá tải bệnh nhân, Sở Y tế Hà Nội đã tiến hành họp với khối y tế ngoài công lập để chọn các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám có đủ trang thiết bị, nguồn nhân lực, đáp ứng điều kiện về danh mục kỹ thuật là chẩn đoán, điều trị ban đầu cho người bệnh SXH, tham gia tiếp nhận bệnh nhân. Các cơ sở y tế này sẽ là điểm tiếp nhận và điều trị ban đầu cho bệnh nhân SXH. Đặc biệt, khi phát hiện những dấu hiệu sốt xuất huyết thì người bệnh cần đi tới các cơ sở y tế hay bệnh viện để được thăm khám kịp thời.

Phòng điều trị nội trú bệnh viện Thu Cúc (286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội)

Nỗ lực chung tay ngăn chặn dịch

Với mong muốn chung tay cùng cộng đồng nhanh chóng đẩy lùi đại dịch SXH, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã và đang nỗ lực không ngừng trong việc tiếp nhận, khám chữa và điều trị nội trú cho bệnh nhân SXH. Đây là một trong các đơn vị y tế có thế mạnh trong việc chẩn đoán sớm và điều trị sốt xuất huyết. Hiện tại, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đang thực hiện hai loại xét nghiệm sốt xuất huyết phục vụ người dân bao gồm: Xét nghiệm NS1Ag giúp phát hiện sớm sốt xuất huyết trong 1-2 ngày đầu tiên và xét nghiệm Dengue IgM và IgG phát hiện sốt xuất huyết trong 3 – 5 ngày.
Bên cạnh đó, những bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm của bệnh viện cũng sẵn sàng nỗ lực ở mức cao nhất để điều trị cho các bệnh nhân.
Anh Ngô Văn Q ở Đông Anh, Hà Nội vừa đưa con gái 5 tuổi đến khám tại Bệnh viện Thu Cúc cho biết: “Con tôi sốt cao 2 ngày, nghi ngờ cháu bị sốt xuất huyết do gần nhà cũng có người mắc phải nên vợ chồng tôi đã cho cháu đến Bệnh viện Thu Cúc khám. Bác sĩ cho biết cháu bị sốt xuất huyết Dengue độ II và cần phải truyền dịch, may là cháu được đưa đến viện kịp thời. Được các bác sĩ điều trị tích cực, có phác đồ cụ thể, sau vài ngày con tôi đã khỏe lại và được ra viện.”

Xét nghiệm máu là cách giúp phát hiện sớm và loại trừ SXH hiệu quả nhất

Khuyến cáo từ chuyên gia

Theo PGS. TS., thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Thành (bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc): “Người bệnh SXH tuyệt đối không được dùng thuốc aspirin và ibuprofen vì 2 loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng chảy máu trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh nhân SXH chỉ nên dùng thuốc hạ sốt có thành phần paracetamol, tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng trong 24 giờ. Không tự ý truyền dịch tại nhà để tránh những biến chứng nguy hiểm. Việc truyền dịch, bù dịch cần do bác sĩ quyết định và phải được thực hiện theo đúng phác đồ y tế.…”.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital