Khái quát về xét nghiệm chlamydia

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Đỗ Thị Hằng

Trưởng khoa Xét nghiệm

Xét nghiệm chlamydia sử dụng một mẫu dịch cơ thể hoặc nước tiểu để xác định có vi khuẩn chlamydia (Chlamydia trachomatis) hay không. Chlamydia là một bệnh lây nhiễm qua quan hệ tình dục phổ biến có thể lây nhiễm cho cả nam và nữ.

Xét nghiệm chlamydia sử dụng một mẫu dịch cơ thể hoặc nước tiểu để xác định có vi khuẩn chlamydia (Chlamydia trachomatis) hay không.

Xét nghiệm chlamydia sử dụng một mẫu dịch cơ thể hoặc nước tiểu để xác định có vi khuẩn chlamydia (Chlamydia trachomatis) hay không.

Mục đích của xét nghiệm chlamydia

Xét nghiệm chlamydia được sử dụng để:

– Chẩn đoán nguyên nhân của các triệu chứng.

– Tầm soát bệnh chlamydia ở những người đã quan hệ tình dục.

Xét nghiệm chlamydia và xét nghiệm bệnh lậu thường được thực hiện đồng thời vì hai bệnh này có các biểu hiện tương tự nhau. Do đó chẩn đoán xác định là rất quan trọng vì các triệu chứng của bệnh chlamydia có thể giống như ở bệnh lậu và cả hai bệnh lại được điều trị kháng sinh khác nhau.

Xét nghiệm chlamydia được đánh giá cao và thường được sử dụng nhiều nhất là xét nghiệm khuếch đại acid nucleic (NAAT). Xét nghiệm này dựa trên sự khuếch đại của DNA có trong vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Xét nghiệm chlamydia thường nhạy cảm hơn và cụ thể hơn các xét nghiệm chlamydia khác và có thể được thực hiện trên nước tiểu từ cả nam giới và phụ nữ, giúp giảm thiểu việc khám phụ khoa ở phụ nữ.

Các xét nghiệm chlamydia khác bao gồm xét nghiệm kháng thể trực tiếp dùng tia huỳnh quang (DFA) – giúp phát hiện kháng nguyên chlamydia, và các xét nghiệm tìm kiếm chất liệu di truyền DNA của của vi khuẩn chladmydia nhưng ít nhạy cảm hơn xét nghiệm khuếch đại acid nucleic (NAAT).

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm chlamydia?

Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm chlamydia nếu người bệnh có những triệu chứng như tiết dịch âm đạo bất thường và đau bụng (đối với nữ) hoặc tiết dịch bất thường từ dương vật và đau khi đi tiểu (đối với nam). Tuy nhiên vì có nhiều trường hợp mắc bệnh nhưng không có triệu chứng, một số tổ chức đã khuyến nghị nên tiến hành xét nghiệm sàng lọc chlamydia.

Cụ thể những phụ nữ dưới 25 tuổi đã quan hệ tình dục và tất cả những phụ nữ đã quan hệ tình dục và có nguy cơ cao mắc bệnh chlamydia nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc hàng năm.

Phụ nữ dưới 25 tuổi đã quan hệ tình dục và tất cả những phụ nữ đã quan hệ tình dục và có nguy cơ cao mắc bệnh chlamydia nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc hàng năm.

Phụ nữ dưới 25 tuổi đã quan hệ tình dục và tất cả những phụ nữ đã quan hệ tình dục và có nguy cơ cao mắc bệnh chlamydia nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc hàng năm.

Đối với nam giới có quan hệ tình dục đồng giới, xét nghiệm sàng lọc chlamydia hàng năm không được khuyến cáo.

Một người có nguy cơ cao mắc bệnh chlamydia nếu:
– Đã từng mắc bệnh chlamydia trước đây.
– Mắc các bệnh xã hội khác, đặc biệt là HIV.
– Quan hệ tình dục với nhiều người.
– Quan hệ tình dục sớm ở giai đoạn thanh thiếu niên.
– Nam giới quan hệ tình dục đồng giới.
-…

Đối với phụ nữ mang thai, các tổ chức y tế khuyến cáo xét nghiệm sàng lọc chlamydia trong  lần khám tiền sản đầu tiên và một lần nữa vào 3 tháng cuối thai kỳ cho những người dưới 25 tuổi hoặc người có nguy cơ lây nhiễm cao. Phụ nữ mang thai được chẩn đoán nhiễm chlamydia trong 3 tháng đầu thai kỳ nên được kiểm tra lại trong vòng 3 – 6 tháng sau, tốt nhất là vào 3 tháng cuối thai kỳ.

Xét nghiệm cho cả bệnh chlamydia và bệnh lậu có thể được thực hiện khi một trẻ sơ sinh có triệu chứng của viêm kết mạc, chẳng hạn như đỏ và sưng mắt, mắt tiết dịch.

Cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm chlamydia?

Xét nghiệm chlamydia có thể được thực hiện trên mẫu nước tiểu hoặc mẫu chất dịch thu thập từ các vùng của cơ thể nghi ngờ nhiễm bệnh.

Xét nghiệm chlamydia có thể được thực hiện trên mẫu nước tiểu hoặc mẫu chất dịch thu thập từ các vùng của cơ thể nghi ngờ nhiễm bệnh.

Xét nghiệm chlamydia có thể được thực hiện trên mẫu nước tiểu hoặc mẫu chất dịch thu thập từ các vùng của cơ thể nghi ngờ nhiễm bệnh.

– Với mẫu nước tiểu: không đi tiểu trong 2 giờ trước khi lấy mẫu.

Nếu mẫu nước tiểu được lấy cho xét nghiệm khuếch đại acid nucleic, người bệnh không đi tiểu trong 2 giờ trước khi làm xét nghiệm. Không lau sạch vùng sinh dục trước khi đi tiểu. Thu lấy dòng nước tiểu đầu tiên, ngay sau khi đi tiểu.

– Với mẫu chất dịch: chất dịch được lấy trực tiếp từ các khu vực bị ảnh hưởng. Ở người lớn, các khu vực này có thể bao gồm cổ tử cung, niệu đạo, âm đạo, trực tràng, hoặc mắt.

Ở phụ nữ, không nên thụt rửa hoặc sử dụng kem bôi âm đạo hoặc thuốc trong 24 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm nếu lấy mẫu từ cổ tử cung.

Để thu thập mẫu từ mắt, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng chải bên trong của mí mắt trên và dưới bằng que bông.

Kết quả xét nghiệm chlamydia có ý nghĩa gì?

Kết quả xét nghiệm dương tính cho biết một người đã mắc bệnh và đòi hỏi phải điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Kết quả xét nghiệm âm tính có nghĩa là không có bằng chứng của bệnh tại thời điểm xét nghiệm.
Nếu một người đã được xác định nhiễm vi khuẩn chlamydia thì bạn tình cũng cần phải kiểm tra và bắt đầu điều trị ngay.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital