Huyết áp thấp khi mang thai có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Chào bác sĩ! Vợ tôi có tiền sử huyết áp thấp. Hiện cô ấy đang mang thai tháng thứ 3. Xin hỏi bác sĩ, huyết áp thấp khi mang thai có nguy hiểm không? Bà bầu huyết áp thấp nên làm gì để cải thiện huyết áp? Cảm ơn bác sĩ! (Trần Đức – Hà Nội)
Trả lời:
Chào anh Đức! Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyên mục Tư vấn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc! Câu hỏi huyết áp thấp khi mang thai có nguy hiểm không và bà bầu huyết áp thấp nên ăn gì của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Huyết áp thấp khi mang thai có nguy hiểm không là quan tâm của rất nhiều người.

Huyết áp thấp khi mang thai có nguy hiểm không là quan tâm của rất nhiều người.

1. Huyết áp thấp khi mang thai có nguy hiểm?

Huyết áp là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe của con người. Huyết áp dù thấp hay cao hơn bình thường cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Cụ thể:
Huyết áp cao khi mang thai làm ảnh hưởng đến nhau thai, khiến thai nhi không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ mẹ. Huyết áp cao còn là một trong những tiền đề dẫn đến chứng tiền sản giật, sản giật vô cùng nguy hiểm.
-Huyết áp có thể khiến mẹ bầu bị ngất xỉu do oxy và máu lên não không đủ, máu không truyền đủ tới các cơ quan trong cơ thể. Trong trường hợp này, thai nhi cũng sẽ không nhận đủ lượng máu cần thiết để phát triển.
Làm gì để cải thiện huyết áp khi mang thai? Một người khỏe mạnh bình thường sẽ có mức huyết áp từ 110/70 tới 120/80. Huyết áp thấp được xác định khi mức huyết áp của mẹ bầu bằng hoặc nhỏ hơn 100/60 mm Hg.
Nguyên nhân gây huyết áp thấp khi mang thai là do trong quá trình mang thai, lượng máu lưu thông trong cơ thể sẽ tăng hơn bình thường để đảm bảo đủ cung cấp cho thai nhi. Đây là “thủ phạm” chính dẫn đến tình trạng tụt huyết áp khi mang thai. Bên cạnh đó, việc mang thai đôi, tiền sử bệnh huyết áp thấp hoặc do cung cấp không đủ vitamin B12, axit folic cũng góp phần gây nên tình trạng huyết áp thấp ở phụ nữ mang thai.

Khám thai tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

Khám thai tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

2. Cách cải thiện tình trạng huyết áp thấp khi mang thai

Phụ nữ mang thai bị huyết áp thấp có thể cải thiện tình trạng huyết áp bằng cách:
– Nằm nghiên về bên trái khi nghỉ ngơi và khi ngủ để tăng lượng máu lưu thông đến tim.
– Tránh thay đổi tư thế đột ngột, nhất là khi đứng lên, ngồi xuống.
– Hạn chế đứng trong một thời gian dài.
– Không nên đồ uống có caffein và thức uống có cồn.
– Chia nhỏ khẩu phần ăn hằng ngày.
– Tập thể dục thường xuyên để duy trì huyết áp ở mức ổn định.
– Uống nhiều nước, uống đủ từ 2-3 lít nước/ngày.
– Mang theo bánh, kẹo hoặc đồ ngọt bên người để tránh tình trạng ngất xỉu do hạ đường huyết đột ngột
– Khi có những triệu chứng nghiêm trọng như nhức đầu dữ dội, tê một phần cơ thể, khó thở… nên chủ động đi khám bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital