Hỏi đáp về chứng đau lưng ở người già

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Đau lưng ở người già là một trong những bệnh lý phổ biến gặp và có tính chất tự nhiên bởi những thoái hóa của xương khớp theo thời gian. Vậy làm sao để khắc phục triệu chứng khó chịu này? Bài viết dưới đây sẽ cùng các bạn giải đáp những thắc mắc về chứng đau lưng ở người già
Nguyên nhân nào gây đau lưng ở người già?

hoi-dap-ve-chung-dau-lung-o-nguoi-gia.jpg2

Đau lưng là triệu chứng phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở những người cao tuổi

 Đau lưng ở người già có thể do nhiều nguyên nhân, ngoài lý do thoái hóa do tuổi tác, đau lưng còn có các nguyên nhân đến từ thói quen sinh hoạt hàng ngày như bê vác vật nặng, các tư thế sai trong lao động đưa tới nguy cơ tổn thương cho các thành phần của lưng.

Làm gì khi bị đau lưng?
Đau lưng ở người già không nên tự “bắt bệnh” của mình, cần đi khám ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện và trang thiết bị chẩn đoán để được bác sĩ tầm soát sớm bệnh.
Đau lưng ở người già nếu được điều trị sớm và đúng phương pháp sẽ đưa lại hiệu quả cao và giảm nhẹ những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh. Khi đi khám chữa bệnh, người bệnh cần trả lời đầy đủ những câu hỏi của thầy thuốc và nói rõ những hiện tượng đau lưng và các biểu hiện kèm theo.

hoi-dap-ve-chung-dau-lung-o-nguoi-gia.jpg1

Tập luyện thể dục đều đặn giúp giảm triệu chứng đau lưng ở người già hiệu quả

Nếu người bệnh có triệu chứng đau thắt lưng do nguyên nhân cột sống thì ngoài điều trị nội khoa có thể kết hợp vật lý trị liệu và các phương pháp đông y như châm cứu, bấm huyệt.
Bệnh đau lưng ở người già có thể phòng ngừa?

hoi-dap-ve-chung-dau-lung-o-nguoi-gia

Cần thiết tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả tốt nhất

Đối với người già nên phòng ngừa bệnh bằng cách hỗ trợ hoặc giúp tránh các căng giãn không cần thiết cho cơ bắp, đồng thời chú ý để tăng cường sức mạnh cho các bắp thịt hỗ trợ cột sống bằng các động tác thể dục.
Để tránh đau lưng ở người già, cần thiết ngủ trên nệm cứng; nằm nghiêng, đầu gối co hoặc nếu nằm ngửa thì lót gối dưới khuỷu chân. Tránh gối quá cao,nên gối cao vừa phải để đầu và mình ngang bằng.
Người già cũng cần chú ý khi mang vật nặng, không nên khom lưng xuống để nhấc vật đó lên, tư thế đúng cần ngồi xuống, hai tay ôm cầm vật đó rồi từ từ đứng lên qua sức mạnh của đầu gối, động tác này sẽ tránh được tổn thương cho lưng. Trường hợp bứng vác vật nặng trên bàn, có thể ôm vào bụng hay quay lưng ôm đồ vật vào lưng để mang đi.
Chú ý ở tư thế khi đứng hướng xương chậu về phía sau sẽ giúp phần dưới của cột sống vững hơn.
Tránh ngồi quá lâu sẽ gây nhiều khó chịu cho lưng, vì thế cần đứng dậy thư giãn,đi qua đi lại, thư giãn xương lưng. Tránh ngồi trên nệm ghế quá mềm.
Tập thể dục với các cử động làm thư giãn khớp xương và bắp thịt, tăng cường sức mạnh cho bắp thịt, dây chằng ở lưng.
Không hút thuốc lá, cần giảm cân nếu béo, vì béo phì làm mô mềm ở lưng căng cương.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp về, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital