Hỏi đáp và tiêu chảy do kháng sinh

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Tiêu chảy do kháng sinh nếu nặng có thể gây ra nhiều biến chứng cho đại tràng, đường ruột,….
Thông thường kháng sinh là loại thuốc đầu tay trong điều trị nhiễm khuẩn, tuy nhiên bên cạnh tác dụng kháng viêm, thì kháng sinh có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy
Vì sao kháng sinh có thể gây tiêu chảy?

hoi-dap-ve-tieu-chay-do-khang-sinh

Tiêu chảy do kháng sinh nếu nhẹ có thể tự khỏi sau vài ngày ngưng sử dụng thuốc

Trong hệ tiêu hóa luôn tồn tại nhiều thể vi khuẩn, trong đó có thể phân thành 2 nhóm đó là vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại, chúng tồn tại song song với nhau. Nếu nhóm vi khuẩn có lợi nếu phát triển mạnh và đầy đủ sẽ kiềm chế không cho nhóm vi khuẩn có hại phát triển gây bệnh.
Tuy nhiên, nếu dùng kháng sinh kéo dài, sẽ gây ảnh hưởng tới 1 số chủng vi khuẩn lợi, các vi khuẩn có hại lại ít bị ảnh hưởng hơn do nhiều chủng trong số chúng có khả năng kháng kháng sinh mạnh. Điều này dẫn tới sự mất cân bằng giữa các nhóm kháng sinh trong cơ thể, nhóm vi khuẩn có hại phát triển trong đường tiêu hóa, tiết ra độc tố gây tổn thương niêm mạc ruột, kích hoạt quá trình viêm nhiễm, phù nề, xuất tiết, đau bụng, bụng trướng nhẹ, tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng.
Tiêu chảy do kháng sinh có nguy hiểm không?

hoi-dap-ve-tieu-chay-do-khang-sinh.jpg2

Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh, chỉ nên uống khi thật sự cần thiết và có chỉ định của bác sĩ

Nếu tình trạng tiêu chảy do kháng sinh kéo dài, có thể gây viêm loét đường ruột, đây cũng có thể là nguyên nhân của hội chứng phình đại tràng nhiễm độc nguyên nhân do liệt, viêm nhiễm đại tràng, ứ đọng các chất độc trong đại tràng, đau bụng, sốt, thủng vỡ đại tràng.
Ðiều trị tiêu chảy do kháng sinh như thế nào?
Đối với những trường hợp tiêu chảy do kháng sinh nhẹ, các triệu chứng thường tự khỏi sau vài ngày tới 2 tuần sau khi kết thúc phác đồ kháng sinh.
Đối với những trường hợp tiêu chảy nặng, cần phải dừng ngay loại kháng sinh có liên quan đến tiêu chảy. Đồng thời, cần bù đủ nước, điện giải. Cấy phân, cấy máu để xác định chủng vi khuẩn gây bệnh.
Ngăn ngừa tiêu chảy do kháng sinh như thế nào?

hoi-dap-ve-tieu-chay-do-khang-sinh.jpg3

Cần bổ sung nước và điện giải nếu tiêu chảy kéo dài

Để phòng ngừa tiêu chảy do kháng sinh hoặc giảm mức độ nặng của bệnh cần lưu ý:
Chỉ dùng kháng sinh khi thật cần thiết và có chỉ định của bác sĩ. Đảm bảo dùng thuốc đúng theo đơn, không tang liều, không tự ý dùng thuốc chống tiêu chảy.
Kháng sinh không có tác dụng trong cảm cúm hay nhiễn lạnh.
Người bệnh bị tiêu chảy do dùng kháng sinh, cần thay đổi chế độ ăn, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, lựa chọn thực phẩm mềm, thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như gạo, khoai tây, sữa chua và chuối.
Hạn chế ăn chất xơ và các chất lên men mạnh hay những loại gia vị gây kích thích đường tiêu hóa như ớt, hạt tiêu…
Bổ sung nước, tránh uống nước ngọt có gas, bia rượu, cà phê, bởi chúng có thể khiến triệu chứng nặng hơn.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp về, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital