Hội chứng tiền kinh nguyệt và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những biểu hiện khó chịu gặp ở người phụ nữ trước mỗi kỳ kinh nguyệt. Mặc dù không  nguy hiểm nhưng hội chứng này gây ra nhiều khó chịu, ức chế và ảnh hưởng không nhỏ tới công việc, học tập cũng như sinh hoạt.

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những biểu hiện khó chịu gặp ở người phụ nữ trước mỗi kỳ kinh nguyệt.

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những biểu hiện khó chịu gặp ở người phụ nữ trước mỗi kỳ kinh nguyệt.

Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?
Một hoặc hai tuần trước khi bước vào kỳ kinh, nhiều chị em có thể gặp phải các triệu chứng như đầy bụng, đau đầu, thay đổi tâm trạng. Những triệu chứng này được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt. Theo thống kê khoảng 85% phụ nữ có các biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt ở từng mức độ khác nhau. Một số ít trường hợp có có thể các triệu chứng nghiêm trọng tới mức gây gián đoạn sinh hoạt hàng ngày – được gọi là hội chứng rối loạn tiền kinh nguyệt.
Các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?

  • Thèm ăn

Nhiều phụ nữ có cảm giác thèm ăn một món cụ thể nào đó khi hội chứng tiền kinh nguyệt xuất hiện, thường là đồ ngọt hoặc mặn. Nguyên nhân dẫn tới triệu chứng này vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên cũng có tình trạng ngược lại là chán ăn và rối loạn tiêu hóa chẳng hạn như đầy hơi và táo bón.

  • Nổi mụn trứng cá
Mụn trứng cá là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của hội chứng tiền kinh nguyệt.

Mụn trứng cá là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của hội chứng tiền kinh nguyệt.

Mụn trứng cá là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của hội chứng tiền kinh nguyệt. Thay đổi nội tiết tố có thể khiến các tuyến trong da sản xuất bã nhờn nhiều hơn. Chất nhờn này có thể làm tắc nghẽn các lỗ chân lông, tạo nên mụn trứng cá.

  • Đau nhức cơ thể

Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể kích hoạt hàng loạt các cơn đau nhức, cụ thể: đau lưng, đau đầu, căng và đau khớp

  • Thay đổi tâm trạng

Đối với nhiều phụ nữ, ảnh hưởng xấu nhất của hội chứng tiền kinh nguyệt là tác động khó lường của nó vào tâm trạng. Khó chịu, tức giận, trầm cảm và lo lắng là những cảm xúc có thể xuất hiện trong những ngày trước khi kinh nguyệt xuất hiện. Một số người còn bị mất tập trung và giảm sút trí nhớ trong giai đoạn này.
Ai dễ bị hội chứng tiền kinh nguyệt?
Bất cứ phụ nữ nào cũng có thể gặp phải hội chứng tiền kinh nguyệt nhưng những đối tượng sau có nguy cơ cao hơn:

  • Trong độ tuổi từ 20 – 40.
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể nghiêm trọng hơn ở những người từ 40 tuổi trở lên.
  • Những phụ nữ đã mang thai ít nhất 1 lần dễ bị hội chứng tiền kinh nguyệt.
  • Phụ nữ có tiền sử trầm cảm hoặc các rối loạn tâm trạng khác có thể có nhiều triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.

Nguyên nhân nào dẫn tới hội chứng tiền kinh nguyệt?

Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng này vẫn chưa được xác định nhưng có liên quan tới sự sụt giảm của nồng độ estrogen và progesterone trong tuần trước kỳ kinh.

Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng này vẫn chưa được xác định nhưng có liên quan tới sự sụt giảm của nồng độ estrogen và progesterone trong tuần trước kỳ kinh.

Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng này vẫn chưa được xác định nhưng có liên quan tới sự sụt giảm của nồng độ estrogen và progesterone trong tuần trước kỳ kinh. Nhiều bác sĩ cho rằng sự sụt giảm của hai hormone nêu trên gây nên các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Những thay đổi về hóa chất trong não hoặc sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất nhất định cũng có thể là một trong những yếu tố dẫn tới hội chứng tiền kinh nguyệt. Ăn mặn, uống rượu, bia hoặc đồ uống có chứa caffeine sẽ khiến cho các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Khi nào thì nên gặp bác sĩ?
Nếu hội chứng tiền kinh nguyệt gây ra sự thay đổi tâm trạng nặng nề tới mức có suy nghĩ làm hại bản thân, hãy gọi cấp cứu hoặc tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Ngoài ra chị em cũng nên đi khám bác sĩ ngay nếu các triệu chứng gây ảnh hưởng xấu tới công việc, các hoạt động hàng ngày cũng như các mối quan hệ cá nhân. Đó có thể là dấu hiệu của một tình trạng nặng hơn, hội chứng rối loạn tiền kinh nguyệt.
Làm thế nào để giảm bớt các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt?

  • Tập thể dục

Tập thể dục giúp cải thiện tâm trạng và chống mệt mỏi. Để có được những lợi ích này, chị em lưu ý cần phải tập thể dục thường xuyên – không phải chỉ khi có triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Mục tiêu là ít nhất 30 phút luyện tập với cường độ vừa phải trong hầu hết các ngày trong tuần.

  • Chế độ ăn uống giàu vitamin B

Thực phẩm giàu vitamin B có thể chống lại hội chứng tiền kinh nguyệt. Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã theo dõi hơn 2.000 phụ nữ trong 10 năm. Họ phát hiện ra rằng những phụ nữ ăn các thực phẩm giàu thiamine (thịt lợn, đậu Brazil) và riboflavin (trứng, sản phẩm sữa) ít gặp phải hội chứng tiền kinh nguyệt. Tuy nhiên sử dụng thuốc uống bổ sung lại không có tác dụng tương tự.

  • Hãy lựa chọn carbohydrate phức tạp!
Các thực phẩm có chứa carbohydrate phức tạp, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, có chứa nhiều chất xơ, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ổn định tâm trạng và cảm giác thèm ăn.

Các thực phẩm có chứa carbohydrate phức tạp, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, có chứa nhiều chất xơ, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ổn định tâm trạng và cảm giác thèm ăn.

Các thực phẩm có chứa carbohydrate phức tạp, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, có chứa nhiều chất xơ. Ăn nhiều chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định, thậm chí có thể  cải thiện tâm trạng và cảm giác thèm ăn. Ngũ cốc nguyên hạt cũng có chứa nhiều dạng của vitamin B giúp “chiến đấu” chống lại hội chứng tiền kinh nguyệt.
Ngoài ra chị em cần tránh tiêu thụ một số loại thực phẩm sau:
– Muối: làm tăng triệu chứng đầy hơi.
– Caffein: gây khó chịu.
– Đường: khiến cảm giác thèm ăn tồi tệ hơn.
– Rượu: có thể ảnh hưởng xấu tới tâm trạng.

  • Giải tỏa căng thẳng

Bởi vì hội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây căng thẳng, lo lắng, dễ bị kích thích, vì thế chị em có thể thử áp dụng một số biện pháp để đối phó với tìn trạng này. Tập yoga, thiền, massage, viết nhật ký hoặc chỉ đơn giản là nói chuyện với bạn bè là những cách hiệu quả để giải tỏa căng thẳng, khiến tinh thần trở nên thư thái hơn. Đặc biệt cần ngủ đủ giấc.

  • Thuốc giảm đau tự kê đơn

Một số loại thuốc giảm đau tự kê đơn có thể làm giảm bớt các triệu chứng hội chứng tiền kinh nguyệt gây khó chịu, chẳng hạn như đau ngực, đau đầu, đau lưng hoặc chuột rút.

  • Hỗ trợ điều trị hormone

Thuốc tránh thai ngăn chặn sự rụng trứng bằng cách điều tiết hormone, giúp làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.
Các phương pháp hỗ trợ điều trị hormone khác bao gồm sử dụng thuốc GnRH agonist Lupron hoặc nafarelin hoặc steroid tổng hơp.

  • Sử dụng chất bổ sung
Bổ sung một số loại vitamin và khoáng chất cũng là cách hiệu quả để giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.

Bổ sung một số loại vitamin và khoáng chất cũng là cách hiệu quả để giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.

Các nghiên cứu cho thấy việc bổ sung vitamin và khoáng chất sau đây có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt:
– Axit folic (400 mcg)
– Magnesium (400 mg)
– Vitamin E (400 IU)
– Canxi (1,000 mg đến 1.300 mg)
– Vitamin B6 (50 mg đến 100 mg)
Những cách giúp giảm bớt các triệu chứng tiền kinh nguyệt trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất chị em vẫn nên thăm khám với bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ phù hợp nhất với tình trạng bản thân. Nếu có thắc mắc cần giải đáp hoặc tư vấn thêm, xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital