Hội chứng ống cổ tay  – nguyên nhân và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Hội chứng ống cổ tay là một bệnh lý phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi tuy nhiên gặp nhiều nhất ở người từ 45-60. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ gấp 3 lần nam giới. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hội chứng ống cổ tay, triệu chứng bệnh như thế nào? Bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây:

1. Nguyên nhân gây hội chứng ống cổ tay

những người làm công việc nhẹ nhàng nhưng sử dụng tay nhiều, lặp đi lặp lại như đánh máy, sử dụng chuột vi tính

Những người làm công việc nhẹ nhàng nhưng sử dụng tay nhiều, lặp đi lặp lại như đánh máy, sử dụng chuột vi tính,… có nguy cơ cao mắc hội chứng ống cổ tay

Hầu hết các trường hợp hội chứng ống cổ tay không rõ nguyên nhân. Hội chứng này có thể kết hợp với bất kỳ lý do nào gây chèn ép lên dây thần kinh giữa ở ống cổ tay.
Bên cạnh đó, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hội chứng ống cổ tay là: Bệnh béo phì, viêm khớp, tiểu đường, đường huyết cao, chấn thương…
Ngoài ra, những công việc nhẹ nhàng nhưng sử dụng tay nhiều, lặp đi lặp lại một công việc như đánh máy, sử dụng chuột vi tính, chạy xe máy, cầm vô lăng xe 4 bánh… Cũng gây áp lực làm chèn ép dây thần kinh giữa và vùng ống cổ tay.

2. Triệu chứng hội chứng ống cổ tay

Khi dây thần kinh giữa chạy trong ống cổ tay bị chèn ép sẽ dẫn đến các triệu chứng : Đau, tê bàn tay làm ảnh hưởng ngón cái, trỏ, giữa và nửa ngón đeo nhẫn. Tình trạng tê tay thường xuất hiện nhiều vào ban đêm có thể do tư thế ngủ đè một bên người hoặc tư cổ tay, tê nhiều khiến người bệnh phải giật mình tỉnh dậy.

Khi dây thần kinh giữa chạy trong ống cổ tay bị chèn ép sẽ dẫn đến các triệu chứng : Đau, tê bàn tay làm ảnh hưởng ngón cái, trỏ, giữa và nửa ngón đeo nhẫ

Khi dây thần kinh giữa chạy trong ống cổ tay bị chèn ép sẽ dẫn đến các triệu chứng : Đau, tê bàn tay làm ảnh hưởng ngón cái, trỏ, giữa và nửa ngón đeo nhẫn

Ở mức độ trung bình, người bệnh bị tê tay khi cầm nắm, thả lỏng duỗi bàn tay thì hết tê.
Nếu ở mức độ nặng, chèn ép thần kinh lâu dài không được xử lý, người bệnh sẽ bị tê bàn tay liên tục kể cả khi không cầm nắm đồ vật gì. Thậm chí, có thể xảy ra tình trạng cầm nắm đồ vật yếu, đánh rơi đồ vật, nhìn thấy bắp thịt ở gò cái bị teo ( liệt cơ vùng mô cái).

3. Điều trị bệnh hội chứng ống cổ tay

Việc điều trị hội chứng ống cổ tay bao gồm hai bước. Đầu tiên là thay đổi lối sống: Người bệnh cần ngừng làm bất cứ điều gì gây ra hội chứng ống cổ tay. Sự thay đổi này có thể khó khăn nếu như nó làm ảnh hưởng đến công việc, tuy nhiên hãy cố gắng thương lượng với cấp trên của bạn. Bạn cũng có thể dùng một miếng đệm tay khi đánh máy để cổ tay bạn ở một vị trí tốt hơn.

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị khi mắc hội chứng ống cổ tay

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị khi mắc hội chứng ống cổ tay

Bước thứ hai là giảm áp lực cho các dây thần kinh giữa: Thuốc, nẹp cổ tay và phẫu thuật là các phương pháp phổ biến thường được sử dụng để điều trị hội chứng ống cổ tay. Nẹp cổ tay vào ban đêm là tốt nhất, một số người thường đeo nẹp cả ngày. Thuốc có thể giúp giảm đau trong một thời gian ngắn bằng cách giảm viêm, sưng ở cổ tay. Thuốc cũng có thể được tiêm trực tiếp vào cổ tay giúp giảm đau trong một khoảng thời gian dài hơn.
Phẫu thuật giải ép các dây thần kinh là cách tốt nhất để giảm áp lực lên các dây thần kinh khi những phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Sau phẫu thuật, triệu chứng biến mất nhanh chóng. Bạn nên cho cổ tay nghỉ ngơi ít nhất 6 tuần để thúc đẩy việc lành bệnh và tránh các triệu chứng mới.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital