Hội chứng đường hầm cổ tay bệnh thường gặp nhất

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa
Hội chứng đường hầm cổ tay gây nên hàng loạt khó chịu cho người bệnh như đau nóng, tê ở ngón tay và lây lan sang các vùng lân cận. Điều trị bệnh ngay từ giai đoạn sớm sẽ làm tăng khả năng phục hồi và giảm thiểu tác động của bệnh đến cuộc sống hàng ngày.

1. Hội chứng đường hầm cổ tay là gì?

Hội chứng đường hầm cổ tay là tình trạng dây thần kinh trung tuyến cổ tay bị chèn ép. Đây là dây thần kinh truyền cảm giác từ gan bàn tay của ngón tay trừ ngón út có chức năng điều khiển các cơ để di chuyển ngón tay cái. Ống cổ tay là một đường ống hẹp chứa các dây thần kinh trung tuyến và gân được hình thành từ xương cổ tay và các dây chằng chéo qua cổ tay. Nếu có các bất thường ở khu vực lân cận hoặc trong ống cổ tay như sưng hoặc dày lên có thể chèn ép dây thần kinh trung truyến gây đau, tê và hạn chế vận động do yếu bàn tay và ngón tay.

Điều trị bệnh ngay từ giai đoạn sớm sẽ làm tăng khả năng phục

Điều trị bệnh ngay từ giai đoạn sớm sẽ làm tăng khả năng phục

2. Nguyên nhân hội chứng đường hầm cổ tay

Có nhiều nguyên nhân gây hội chứng đường hầm cổ tay, cụ thể là:

  • Chấn thương vùng cổ tay làm cấu trúc cổ tay bị thay đổi
  • Một số bệnh lý như thấp khớp, lupus, tiểu đường
  • Do quá trình mang thai, bệnh suy giáp, suy thận
  • Bất thường ở các đường gân hay dây thần kinh trung tuyến trong ống cổ tay
  • Đặc thù công việc cử động cổ tay nhiều, chỉ hoạt động cơ bắp ở bàn tay trong thời gian dài, sản xuất dây truyền,…

3. Dấu hiệu nhận biết hội chứng đường hầm cổ tay

Người bệnh thường cảm thất đau nóng, tê các ngón tay. Cơn đau lan lên khuỷu tay hoặc vai khi xoa nắn sẽ thấy dễ chịu hơn.
Cơn đau thường xuyên hiện vào ban đêm, khi đang ngủ nhất là khi hay gập cổ tay làm đường hầm bị thu hẹp. Nếu đi xa bằng xe máy, có thể thấy tê tay, thậm chí là đau phải dừng xe.
Khi bệnh tiết triển nặng, người bệnh mất đi độ khéo léo của bàn tay trong các công việc hàng ngày, cơn đau tăng dữ dội, ngón cái kém sức và bắp thịt phía dưới ngón teo nhỏ. Bệnh nếu không điều trị sẽ là suy giảm nghiêm trọng chức năng của bàn tay và không thể phục hồi.

Người bệnh thường cảm thất đau nóng, tê các ngón tay.

Người bệnh thường cảm thất đau nóng, tê các ngón tay.

4. Phương pháp chẩn đoán hội chứng đường hầm cổ tay

  • Đo điện cơ đồ xác định hội chứng đường hầm cổ tay
  • Gõ nhẹ vào nếp gấp lòng cổ tay, nếu bàn tay cảm thấy đau tê tăng lên thì có thể đã bị hội chứng hầm cổ tay
  • Chụp X quang cổ tay 3 tư thế để phát hiện các tổn thương ở xương và phần mềm.

5. Phương pháp điều trị hội chứng đường hầm cổ tay

5.1. Điều trị nội khoa

Người bệnh ở mức độ nhẹ, mới đau và tê thì chỉ cầu dùng thuốc giảm đau kháng viêm dạng uống hoặc tiêm vào ống cổ tay. Phát hiện bệnh sớm giúp điều trị bệnh hiệu quả, phát hiện muộn thì thời gian điều trị kéo dài hơn.

5.2. Phẫu thuật

Khi bệnh tiến triển nặng, cần can thiệp bằng phẫu thuật để giải phóng dây thần kinh ra khỏi ống cổ tay.
Do vậy, khi gặp phải các bất thường ở ống cổ tay như tê, đau, khó khăn khi vận động nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời.
Tại Bệnh viện Thu Cúc, người bệnh được điều trị bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao như bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Kim Loan với gần 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh cơ xương khớp sẽ đưa ra các chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Bệnh viện cũng đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến hỗ trợ tối đa quy trình khám chữa hội chứng đường hầm cổ tay. Hiện nay, để tiết kiệm chi phí cho người bệnh, Bệnh viện Thu Cúc áp dụng mức giá khám chữa bệnh hợp lý cùng thanh toán BHYT, bảo hiểm phi nhân thọ theo đúng quy định. Hệ thống đặt lịch khám bệnh online, đặt lịch qua tổng đài 1900 55 88 92 mang đến cho người bệnh nhiều sự thuận tiện cũng như dễ dàng sắp xếp thời gian.

Tại Bệnh viện Thu Cúc, người bệnh được điều trị bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao như bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Kim Loan với gần 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh cơ xương khớp

Tại Bệnh viện Thu Cúc, người bệnh được điều trị bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao như bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Kim Loan với gần 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh cơ xương khớp

Ý KIẾN NGƯỜI BỆNH

“Em thấy ngón tay tê nhiều, lại đau về đêm nên đã sang viện khám. Bác sĩ Loan cho biết em bị hội chứng đường hầm cổ tay nhưng phát hiện sớm, chỉ cần uống thuốc để điều trị. Hiện tại, tay em đã khỏi và hoạt động bình thường trở lại. Đúng là cứ đi khám sớm vẫn hơn. Cảm ơn bác sĩ Loan rất nhiều ạ” Thảo Nguyên – Đội Cấn, Ba Đình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital