Hóa trị và xạ trị khác nhau như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu
Hóa trị và xạ trị là 2 phương pháp điều trị ung thư phổ biến hiện nay. Hóa trị và xạ trị khác nhau như thế nào là vấn đề được đông đảo bạn đọc quan tâm.

Hóa trị và xạ trị đều có mục đích là loại bỏ các tế bào ung thư và hỗ trợ các phương pháp khác trong việc thu nhỏ khối u, tiêu diệt các khối u còn sót lại. Tuy nhiên, có một số điểm khác nhau giữa hóa trị và xạ trị như sau:

Khái niệm

 

  • Hóa trị là phương pháp sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị là liệu pháp “toàn thân” – hoạt động trên toàn cơ thể để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Các loại thuốc được sử dụng sẽ được thay đổi tùy thuộc vào loại và giai đoạn ung thư cũng như tuổi tác và sức khoẻ của bệnh nhân. Mục tiêu của hóa trị liệu là để ngăn chặn sự lây lan của ung thư đến các bộ phận khác của cơ thể.
Hóa trị là phương pháp sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư

Hóa trị là phương pháp sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư

  • Xạ trị hay còn gọi là liệu pháp bức xạ là phương pháp sử dụng các hạt hoặc sóng năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Bức xạ được đưa vào cơ thể bằng cách sử dụng các thiết bị đặc biệt. Bức xạ cũng có thể ảnh hưởng đến tế bào khỏe mạnh, tuy nhiên, các tế bào bình thường có thể tự sửa chữa, trong khi tế bào ung thư thì không thể.

Cách thức thực hiện

Ở một số nơi, hoá trị có thể được điều trị ngoại trú, tại bệnh viện, văn phòng bác sĩ, hoặc thậm chí ở nhà theo một trong những cách dưới đây:

  • Tiêm vào cơ, tĩnh mạch, hoặc động mạch
  • Uống
  • Tiêm vào cơ thể

Xạ trị: với phương pháp này, bác sĩ có thể chỉ định xạ trị từ bên ngoài, bên trong hoặc xạ trị hệ thống:

Hóa trị và xạ trị khác nhau như thế nào

Bác sĩ có thể chỉ định xạ trị từ bên ngoài, bên trong hoặc xạ trị hệ thống

  • Xạ ngoài là dùng máy để hướng trực tiếp chùm bức xạ tới vùng khối u.
  • Xạ trị trong sử dụng một dạng thức có tên gọi là xạ áp sát. Theo đó, tia xạ được đưa vào bên trong cơ thể người bệnh bằng cách cấy phóng xạ vào trong hoặc tiếp giáp với khối u.
  • Xạ trị hệ thống: Bệnh nhân sẽ nuốt hoặc được tiêm thuốc phóng xạ vào máu để điều hướng tới các tế bào ung thư.

Tác dụng phụ

Hóa trị có thể khiến bệnh nhân bị rụng tóc tạm thời

Hóa trị có thể khiến bệnh nhân bị rụng tóc tạm thời

  • Hóa trị: các phản ứng phụ của hóa trị khác nhau tùy thuộc vào loại và số lượng hóa trị liệu đã sử dụng và cách cơ thể bệnh nhân phản ứng với hóa trị. Vì các loại hóa chất đi xuyên qua cơ thể, chúng cũng có thể ảnh hưởng đến tế bào khỏe mạnh, dẫn đến nhiều tác dụng phụ như: thiếu máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng, bầm tím, rụng tóc tạm thời; buồn nôn, chán ăn, táo bón, tiêu chảy. Một số loại thuốc hóa học có thể làm hỏng các tế bào trong tim, thận, bàng quang, phổi, và hệ thống thần kinh. Bác sĩ cần theo dõi chặt chẽ và có thể kê đơn thuốc để bảo vệ các tế bào bình thường của cơ thể. Ngoài ra còn có các loại thuốc giúp giảm tác dụng phụ.
  • Xạ trị: xạ trị có một số tác dụng phụ nhất định. Tác dụng này khác nhau ở từng bệnh nhân, trong đó cảm giác mệt mỏi là phổ biến nhất. Tác dụng phụ cấp tính thường gặp là đau rát da quanh vùng xạ. Các cảm giác này sẽ biến mất dần khi liệu trình xạ trị kết thúc. Dù vậy không phải tất cả bệnh nhân đều bị tác dụng phụ, điều này có thể liên quan đến tiền sử bệnh, cấu tạo gene và thói quen sinh hoạt.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital