Ho kéo dài ở người cao tuổi càng sớm càng tốt

Tham vấn bác sĩ

Ho kéo dài ở người cao tuổi không phải là trường hợp hiếm gặp và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Vì thế người cao tuổi cần đi khám và điều trị càng sớm càng tốt khi có triệu chứng ho kéo dài.

1. Ho kéo dài ở người cao tuổi do nguyên nhân gì?

Ho có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Ho cấp tính thường kéo dài một vài tuần nhưng ho mạn tính có khi kéo dài nhiều tuần, thậm chí hàng tháng, có khi tới hàng năm. Ho mạn tính ở người cao tuổi có rất nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân không gây nguy hại và tiên lượng tốt nếu được điều trị đúng. Tuy nhiên cũng có nhiều nguyên nhân gây ho kéo dài hết sức nguy hiểm cần được theo dõi và xử trí sớm.

Ho kéo dài ở người cao tuổi không phải là trường hợp hiếm gặp

Ho kéo dài ở người cao tuổi không phải là trường hợp hiếm gặp

Một trong số nguyên nhân mà người cao tuổi hay gặp khi ho kéo dài là hen suyễn, đặc biệt là hen suyễn mạn tính. Ho ở người cao tuổi bị hen suyễn mạn tính thường có đờm lỏng hoặc đặc.

Mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản cũng là nguyên nhân gây ho kéo dài ở người cao tuổi. Đây là một hội chứng gồm nhiều triệu chứng như đau rát sau xương ức, ợ chua, đầy hơi và ho kéo dài.

bv_1002_size_770_250px_2

Một số bệnh thuộc viêm đường hô hấp như viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, khí phế thũng cũng gây nên cơn ho, nhất là ho của bệnh giãn phế quản ở người cao tuổi thường xảy ra vào nửa đêm, gần sáng.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh bao gồm khí phế thũng kèm theo viêm phế quản mạn tính cũng gây nên ho kéo dài hay gặp ở người cao tuổi.

Những người thường xuyên hút thuốc lá, thuốc lào...là một trong những nguyên nhân gây ho kéo dài

Những người thường xuyên hút thuốc lá, thuốc lào…là một trong những nguyên nhân gây ho kéo dài

Ngoài ra, một số người cao tuổi nghiện thuốc lá, thuốc lào cũng bị ho kéo dài do niêm mạc đường hô hấp viêm nhiễm mạn tính. Ngoài ra có một số bệnh tuy gặp ít hơn nhưng cũng gây ho kéo dài như trong bệnh suy tim, nhất là suy tim nặng do ứ máu ở phổi lâu ngày hoặc ho gặp ở một số người dùng thuốc hạ huyết áp loại thuốc ức chế men chuyển.

Ở người cao tuổi khi phát hiện bị lao phổi, tràn dịch màng phổi, đôi khi ho kèm theo có đờm lẫn máu. Đáng lo ngại nhất là người cao tuổi bị ho khi có u ở phổi. Có nhiều loại gây u phổi và cũng có nhiều loại lành tính hoặc không nguy hiểm như áp xe phổi do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng (áp xe do tụ cầu) nhưng đáng lo ngại hơn cả là ung thư phổi.

2. Ho kéo dài ở người cao tuổi xử trí thế nào?

Khi có triệu chứng ho kéo dài, người cao tuổi cũng không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng tới sức khỏe và tình trạng bệnh. Người cao tuổi cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt.

Người cao tuổi cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Hô hấp để xác định tình trạng, mức độ bệnh, để có biện pháp điều trị phù hợp

Người cao tuổi cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Hô hấp để xác định tình trạng, mức độ bệnh, để có biện pháp điều trị phù hợp

Khi xác định được nguyên nhân thì nên theo chỉ định của bác sĩ để điều trị dứt điểm, không nên tự chẩn đoán bệnh hoặc tự mua thuốc về điều trị. Nếu dùng sai thuốc có thể làm bệnh tiến triển nặng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Người cao tuổi nên ngừng hút thuốc lá, thuốc lào bởi vì hút thuốc là nguyên nhân gây ra các bệnh của đường hô hấp.

Người cao tuổi cũng không nên uống nước lạnh vì có thể khiến niêm mạc họng tổn thương, gây ho nhiều hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital