Hình ảnh rạn da khi mang thai biến chứng nguy hiểm

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Rạn da thai kỳ là một trong những hiện tượng mà mẹ bầu thường gặp phải. Những hình ảnh rạn da khi mang thai có thể khiến nhiều người xót xa tuy nhiên với các mẹ bầu thì đây là một điều đáng tự hào.

Rạn da thai kỳ là một trong những hiện tượng mà mẹ bầu thường gặp phải.

Rạn da thai kỳ là một trong những hiện tượng mà mẹ bầu thường gặp phải.

Rạn da khi mang thai – hơn 80% bà bầu gặp phải

Rạn da khi mang thai xuất hiện khi cơ thể thay đổi kích thước đột ngột, tăng cân quá nhanh làn da không kịp phát triển vì vậy mà làm đứt gãy những sợi collagen và elastine mang chức năng đàn hồi trên da, đặc biệt ở những vùng da mỏng như bụng, đùi, mông, ngực…

Mới hình thành, những vết rạn da thường khoảng 5 – 10 mm, đỏ nhạt hoặc đỏ tía, sau đó chúng sẽ nhạt dần chuyển sang màu trắng hoặc xám. Nếu mẹ bầu có làn da tối màu thì các vết rạn thường sáng hơn màu da. Còn với những người da trắng, vết rạn da thường có màu hồng nhạt. Các vết rạn nứt ấy không gây đau, nhưng có thể gây cảm giác ngứa và châm chích.

Có những người rạn da xuất hiện sớm từ tháng 4, nhưng cũng có người tận tháng 8 tháng 9 thai kỳ. Thậm chí có trường hợp lại xuất hiện sau khi sinh. Đặc biệt, nếu mẹ bầu thuộc trong các trường hợp sau nguy cơ bị rạn da cao:

– Di truyền: nếu mẹ hoặc chị gái từng rạn da thì khả năng bạn cũng gặp bị rạn da rất cao.

– Tuổi đời mang thai: Mang thai quá sớm hoặc quá muộn cũng có thể tăng nguy cơ rạn da. Mang thai dưới tuổi 20 và trên tuổi 35 khi làn da chưa hoàn thiện hoặc đã bị lão hóa khiến vết rạn xuất hiện khi bị kéo dãn.

– Tăng cân nhanh: Khi trọng lượng tăng quá nhanh trong 1 thời điểm, da không kịp thích nghi, việc kéo giãn quá mức gây đứt gãy, rạn nứt da.

– Đã từng bị rạn da ở tuổi dậy thì khả năng cao là cũng bị rạn da khi mang thai.

– Mẹ bầu bị thừa cân, béo phì, làn da thường mỏng manh nên dễ bị rạn hơn.

– Thai to khiến làn da vùng bụng bầu càng bị kéo giãn.

– Da thiếu dưỡng chất do mẹ bầu không chăm sóc da thường xuyên, da ít tính đàn hồi, độ co giãn kém.

– Mẹ bầu lười tập luyện.

Hình ảnh rạn da khi mang thai

Trên thực tế, không ít bà bầu đối mặt với chứng rạn da tím mất thẩm mỹ.

Trên thực tế, không ít bà bầu đối mặt với chứng rạn da tím mất thẩm mỹ.

Hình ảnh chiếc bụng nhăn nhúm khiến nhiều người xót xa.

Hình ảnh chiếc bụng nhăn nhúm khiến nhiều người xót xa.

Những chiếc bụng này nhận được sự đồng cảm từ đông đảo các bà mẹ.

Những chiếc bụng này nhận được sự đồng cảm từ đông đảo các bà mẹ.

Dù ảnh hưởng thẩm mỹ, những bà mẹ đã từng sinh con cũng sẽ rất tự hào với chiếc bụng "bèo nhèo" này.

Dù ảnh hưởng thẩm mỹ, những bà mẹ đã từng sinh con cũng sẽ rất tự hào với chiếc bụng “bèo nhèo” này.

Rạn da khi mang thai ảnh hưởng đến cả sau sinh.

Rạn da khi mang thai ảnh hưởng đến cả sau sinh.

Da bụng nhăn nhúm chắc chắn phải mất một thời gian dài mới phục hồi.

Da bụng nhăn nhúm chắc chắn phải mất một thời gian dài mới phục hồi.

Hình ảnh rạn da khi mang thai cũng có thể khiến nhiều người xót xa nhưng cũng rất đáng để tự hào. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và luôn lạc quan!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital