Hẹp bao quy đầu ở trẻ em khi nào cần can thiệp?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em không phải trường hợp hiếm mà có tới 90% trẻ gặp phải. Thông thường, hiện tượng hẹp bao quy đầu sẽ tự biến mất khi trẻ được khoảng 7 tuổi nhưng cũng có những trường hợp bao quy đầu không tự tuột mà cần có các can thiệp ngoại khoa. Vậy khi nào thì bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để khắc phục tình trạng hẹp bao quy đầu?

Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Minh họa trạng thái bao quy đầu bình thường và bị hẹp.

1. Dấu hiệu bất thường khi trẻ bị hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu là hiện tượng bất thường của nam giới nói chung khi phần da của bao quy đầu không thể tự tuột xuống thân dương vật làm lộ quy đầu ngay cả khi dương vật ở trạng thái cương cứng. Trường hợp nhẹ thì vẫn có thể tuột xuống nhưng chỉ có thể lộ tiểu và khó kéo trở lại. Việc cố gắng kéo xuống hoặc kéo trở lại trạng thái bình thường dễ gây nên cảm giác đau nhói.

Trẻ em bị hẹp bao quy đầu thường có dấu hiệu tiểu buốt hoặc tiểu không hết. Bên cạnh đó còn có 1 số dấu hiệu khác như:
– Bao quy đầu sưng phồng khiến trẻ đau buốt
– Biểu lộ trạng thái đau đớn, khó chịu khi đi tiểu hoặc khi cố kéo bao quy đầu để đi vệ sinh
– Qua thăm khám, bác sĩ có thể nhận ra các dấu hiệu sưng, tấy đỏ và có thể có dấu hiệu viêm, loét, chảy dịch

Trẻ bị hẹp bao quy đầu nếu tiểu không hết và khó khăn trong việc vệ sinh cá nhân thì sẽ tích tụ vi khuẩn, lâu ngày dẫn đến tình trạng viêm.

2. Biến chứng của hẹp bao quy đầu

Nếu không được phát hiện kịp thời, hẹp bao quy đầu có thể gây nên những biến chứng rất phức tạp không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt trong cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.
– Bệnh viêm nhiễm sinh dục, tiết niệu: hẹp bao quy đầu ảnh hưởng rất lớn đến hệ bài tiết, nước tiểu đọng lại khó được vệ sinh sẽ khiến vi khuẩn tích tụ gây viêm nhiễm ở đầu quy dương vật. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên biến chứng nghiêm trọng như viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt,..
– Bao quy đầu bị xơ hóa gây đau đớn cho trẻ do viêm mạn tính
– Nghẹt quy đầu: hẹp bao quy đầu có thể ảnh hưởng đến trạng thái lưu thông máu ở dương vật. Khi dương vật không được lưu thông máu có thể dẫn đến biến chứng tồi tệ nhất là hoại tử dương vật.
– Gây vô sinh: tình trạng viêm nhiễm có thể lây lan đến tinh hoàn, tuyến tiền liệt và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất tinh trùng. Chất lượng và số lượng tinh trùng giảm làm tăng nguy cơ vô sinh trong tương lai.
– Ung thư dương vật: hẹp bao quy đầu còn có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng khi tình trạng viêm nhiễm mạn tính không được điều trị kịp thời

phân loại hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Hình ảnh thực tế trẻ bị hẹp bao quy đầu.

Do đó, bố mẹ cần chú ý tới bộ phận nhạy cảm của các bé trai để đánh giá tình hình và đưa con tới gặp các bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín để có biện pháp khắc phục kịp thời. Viêm nhiễm khi hẹp bao quy đầu sẽ đem đến những biến chứng khó lường nằm ngoài tầm kiểm soát.

3. Hẹp bao quy đầu ở trẻ em xảy ra do đâu?

Thông thường, bao quy đầu sẽ tự tuột khi trẻ lớn khoảng 3 – 4 tuổi hoặc muộn hơn nhưng không quá 7 tuổi. Bởi khi dương vật phát triển về kích thước thì bao quy đầu sẽ tự tuột xuống tự nhiên. Tuy nhiên, vì một số lý do mà bao quy đầu của trẻ hẹp, dài và kín hơn bình thường cần phải tuột bằng tay hoặc thậm chí không thể tuột xuống khi dùng tay kéo.
– Phần da quá nhỏ hẹp không đủ để quy đầu chui qua
– Dây hãm breve bao quy đầu ngắn khiến da không thể tuột hoàn toàn
– Viêm nhiễm khiến quy đầu bị sẹo xơ hóa được gọi là hẹp bao quy đầu bệnh lý

Như vậy có thể thấy, tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ có thể được phát hiện từ rất sớm, kể cả từ khi trẻ mới sinh. Tuy nhiên để xác định trẻ có bị hẹp bao quy đầu hay không và tình trạng hẹp ở mức độ nào thì lại cần thời gian. Bố mẹ nên cho trẻ khám sức khỏe định kỳ, khi trẻ nhỏ có thể trực tiếp quan sát nhưng khi trẻ lớn, vấn đề cơ thể là riêng tư thì bố mẹ có thể hỏi han khi con có các dấu hiệu tiểu dắt, tiểu buốt và cho con đi gặp bác sĩ ngay lập tức.

4. Can thiệp chữa hẹp bao quy đầu

Nếu hẹp bao quy đầu không gây nên tình trạng quá nghiêm trọng, trẻ vẫn có thể đi vệ sinh và vệ sinh cá nhân bình thường thì bố mẹ có thể xin ý kiến bác sĩ về việc cắt bao quy đầu hay không. Tuy nhiên, cần ưu tiên các phương pháp ít gây đau đớn nhất cho trẻ. Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng hẹp bao quy đầu.

4.1. Kéo bao quy đầu bằng tay

Đây là phương pháp khắc phục hẹp bao quy đầu ở trẻ em ở mức độ nhẹ nhất, không có bất cứ can thiệp ngoại khoa nào. Phương pháp này được thực hiện rất đơn giản nhưng cần phải kiên trì thực hiện mỗi ngày khoảng 2 đến 3 lần. Có thể gây một chút khó chịu.
– Chú ý không thực hiện khi không có chất bôi trơn. Có thể sử dụng baby oil để hỗ trợ. Có thể thực hiện trong nước để giảm đau đớn.
– Đầu tiên, kéo da quy đầu ra khỏi dương vật (da quy đầu vẫn ở trạng thái ôm lấy quy đầu). Sau đó từ từ kéo da quy đầu theo chiều ngược lại với mục đích làm lộ quy đầu dương vật.
– Cần dừng lại ngay khi trẻ có dấu hiệu khó chịu, đau đớn. Lặp lại động tác 2 đến 3 lần trên ngày.

Phương pháp này ít gây tổn thương và sang chấn tâm lý cho trẻ. Cần thực hiện đúng kỹ thuật với tần suất vừa phải, tốc độ chậm để tránh làm trẻ tổn thương. Nếu kiên trì thực hiện mà không có kết quả sau 1 tháng thì bố mẹ có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Khắc phục hẹp bao quy đầu ở trẻ em bằng 4 cách

Bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp các bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

4.2. Dùng thuốc bôi

Đây vẫn là biện pháp kéo da quy đầu bằng tay nhưng thay vì sử dụng dầu bôi trơn thì sử dụng thuốc mỡ bôi có chứa steroid. Việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ, bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua về và thực hiện cho con. Các động tác thực hiện như biện pháp kéo da quy đầu nhưng trước khi kéo cần bôi thuốc vào trong hoặc ngoài quy đầu.

4.3. Nong bao quy đầu

Khi không thể khắc phục tình trạng hẹp bao quy đầu bằng 2 phương pháp trên thì có thể xin ý kiến bác sĩ thực hiện các phương pháp ngoại khoa như nong bao quy đầu. Đây là một ca tiểu phẫu được thực hiện đơn giản và nhanh chóng trong khoảng 5 phút, ít gây đau đớn cho trẻ. Sau khi thực hiện, trẻ được kê các loại thuốc kháng viêm và cần tái khám theo lịch chỉ định của bác sĩ.

4.4. Phẫu thuật cắt bao quy đầu

Cắt bao quy đầu là phương pháp cuối cùng có thể được chỉ định thực hiện khi các phương pháp trên không còn phù hợp. Phẫu thuật cắt bao quy đầu gồm mở rộng bao quy đầu và cắt bỏ vòng hẹp. Bác sĩ thực hiện tiêm thuốc tê trước khi tiến hành cắt bao quy đầu. Hậu phẫu dương vật có trạng thái hơi sưng đỏ nhưng sẽ sớm hết. Sau đó bệnh nhân có thể trở về với cuộc sống bình thường, có thể đi tiểu và vệ sinh cá nhân như bình thường.

Ngày nay, có rất nhiều địa chỉ quảng cáo về dịch vụ điều trị hẹp bao quy đầu. Tuy nhiên thực tế lại có khá nhiều trường hợp gặp phải biến chứng, mắc bệnh truyền nhiễm khi chọn thực hiện ở các địa chỉ không uy tín. Vì vậy, hãy lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để chăm sóc sức khỏe con yêu. Hệ thống y tế Thu Cúc TCI tự hào nằm trong top 3 bệnh viện tư nhân có chất lượng dịch vụ tốt, đồng hành cùng bố mẹ bảo vệ sức khỏe con yêu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital