Giờ vàng cứu người bệnh đột quỵ

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Bệnh đột quỵ thường diễn biến nhanh chóng và gây biến chứng đáng sợ đe dọa tính mạng của người bệnh. Nếu không được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong tăng cao và nguy cơ để lại nhiều di chứng nặng nề. Nhưng nếu người bệnh được cấp cứu kịp thời trong giờ vàng, tỷ lệ tử vong sẽ giảm xuống. Đồng thời hạn chế được các biến chứng nguy hiểm. Vậy giờ vàng cấp cứu người bệnh đột quỵ là bao lâu? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn.

1. Bệnh đột quỵ và nguy cơ tử vong đáng sợ

Tuổi càng cao, nguy cơ đột quỵ càng lớn hơn. Theo ước tính, có tới hơn 83% số trường hợp đột quỵ là ở lứa tuổi từ 50 trở lên. Đột quỵ đứng hàng thứ về tỷ lệ tử vong chỉ bệnh tim mạch và ung thư. Nhưng đứng top đầu các bệnh lý gây tàn tật.

Tỷ lệ tử vong do đột quỵ khá cao (khoảng 50%), trong đó có tới 90% bệnh nhân sống sót gặp phải di chứng. Bệnh nhân sống sót sau đột quỵ vẫn có nguy cơ cao bị tái phát. Những lần tái phát sau sẽ nặng hơn lần trước.

Các di chứng gồm yếu tay, chân; liệt nửa người; nói, viết khó, suy giảm trí nhớ…

Tại Việt Nam, theo Bộ Y Tế mỗi năm có hơn 200.000 ca đột quỵ. Trong đó, nhồi máu não (đột quỵ thiếu máu não) chiếm tỷ lệ lớn hơn đột quỵ xuất huyết não. Nhưng điều đáng nói là, tỷ lệ tử vong do đột quỵ vẫn còn cao. Do phần lớn người bệnh được đưa đến viện muộn, bỏ lỡ giờ vàng cấp cứu người bệnh đột quỵ.

người bệnh đột quỵ

Đột quỵ thiếu máu não cục bộ chiếm tỷ lệ lớn hơn đột quỵ do xuất huyết não.

2. Giờ vàng cấp cứu người bệnh đột quỵ

Các tế bào thần kinh, neuron, rất nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy và dưỡng chất, khi bị đột qụy, vùng não thiếu máu nuôi sẽ ngưng hoạt động rồi chết đi trong vòng vài giây đến vài phút. Trong đột qụy do tắc động mạch lớn, cứ qua 1 phút có khoảng 2 triệu neuron sẽ chết đi.

Mức độ di chứng phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm và cách thức bệnh nhân được phát hiện, chẩn đoán và điều trị. Nếu bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện trong khoảng thời gian từ 3 đến 4,5 giờ đầu, ngay sau khi xuất hiện triệu chứng đột quỵ. Sự can thiệp kịp thời bằng thuốc làm tan huyết khối và thông mạch máu sẽ giúp người bệnh tăng tỷ lệ thoát khỏi “cửa tử” và hạn chế biến chứng nguy hiểm do đột quỵ gây ra. Đồng thời, khả năng phục hồi của bệnh nhân đột quỵ được cấp cứu trong giờ vàng cũng cao hơn người đến viện muộn.

Khi bị đột quỵ, giá trị thời gian đếm từng phút. Thời gian là não, thời gian là vàng. Do đó, đừng chần chừ việc đưa người bệnh đến cơ sở y tế để cấp cứu. Theo các chuyên gia, nếu bạn thấy bệnh nhân bị đột quỵ từ lúc nào không biết thì cũng không nên trì hoãn việc đưa người bệnh đi cấp cứu. Bạn hãy khẩn chương gọi điện cho cơ sở y tế gần nhất có cấp cứu người bệnh đột quỵ, để nhận được sự trợ giúp và hướng dẫn. Và/hoặc đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất có cấp cứu người bệnh đột quỵ.

Giờ vàng cấp cứu người bệnh đột quỵ là 3 đến 4,5 giờ

Giờ vàng cấp cứu bệnh nhân đột quỵ là khoảng 3 đến 4,5 giờ. Sau giờ này, tỷ lệ tử vong và do chứng do đột quỵ gây ra sẽ tăng cao.

3. Dấu hiệu nhận biết ai đó bị đột quỵ

Khó chịu hoặc đau phần trên cơ thể, bao gồm cả ở cánh tay, lưng, cổ, hàm hoặc dạ dày

Thở ngắn, hụt hơi

Choáng váng, buồn nôn, hay ói

Mệt kiệt sức

Toát mồ hôi lạnh

Đau đầu dữ dội, đột ngột

Méo miệng, một bên mặt bị xệ xuống.

Tê bì – yếu chân tay

Khó nói hoặc không nói được

Suy giảm nhận thức

Suy giảm thị lực

Nếu thấy người bệnh có dấu hiệu này, cần khẩn trương đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất có cấp cứu bệnh nhân đột quỵ.

Một số điều cần lưu ý khi phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ, người xung quanh cần nhớ:

– Không dùng thuốc hạ áp uống hay ngậm dưới lưỡi khi chưa biết đột quỵ loại gì.

– Không cho bệnh nhân ăn uống để đề phòng nôn ói, trào ngược thức ăn vào đường thở,

– Không nên cố gắng sơ cứu theo thói quen, đặc biệt dùng những thủ thuật “dân gian”, thuốc nam mách miệng… sẽ hao phí thời gian vàng để cứu bệnh nhân.

người bệnh đột quỵ nên được cấp cứu càng sớm càng tốt

Bạn đừng chần chừ việc đưa người bệnh đến cơ sở y tế để cấp cứu.

4. Chẩn đoán bệnh đột quỵ não

4.1 Khám lâm sàng với bác sĩ

Những trường hợp đột quỵ được đưa đến viện đa số khám cấp cứu (bác sĩ cấp cứu và bác sĩ Nội thần kinh có thể sẽ cùng phối hợp thăm khám). Bên cạnh đó, với những trường hợp khó cần sự phối hợp (hội chẩn đa khoa) với cả bác sĩ chẩn đoán hình ảnh để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho người bệnh.

Chẩn đoán lâm sàng dựa trên các dấu hiệu của người bệnh, các chỉ số sức khỏe cơ bản như nhịp tim, huyết áp, chỉ số SpO2, … Cùng các bài tập đánh giá cơ bản chức năng nhận thức, vận động, cảm giác, ngôn ngữ của người bệnh.

4.2 Khám cận lâm sàng

Các kỹ thuật cận lâm sàng thường được chỉ định trong chẩn đoán đột quỵ não gồm:

Các xét nghiệm thường quy

– Chỉ số đường máu, điện giải đồ, công thức máu, đông máu cơ bản,

– Chức năng gan thận, bi lan lipid máu

Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh

– Chụp CT sọ não không cản quang: với tất cả bệnh nhân nghi ngờ đột qụy

– Nhưng CT sọ não có thể bỏ sót những trường hợp nhồi máu não (NMN) đến sớm, tổn thương nhỏ ở vùng vỏ não hoặc vùng dưới vỏ, tổn thương não ổ khuyết, đặc biệt tổn thương ở vùng hố sau. Thay vào đó, bác sĩ sẽ cân nhắc chụp cộng hưởng từ MRI não để giúp đánh giá tốt hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital