Giảm tiểu cầu nguyên nhân do đâu?tình trạng xuất huyết nhẹ

Tham vấn bác sĩ

Giảm tiểu cầu gây nên tình trạng xuất huyết nhẹ có thể gây xuất huyết dưới da, nặng hơn có thể gây xuất huyết nội tạng, xuất huyết não…. Vậy giảm tiểu cầu nguyên nhân do đâu?

 

Vai trò của tiểu cầu là gì?

Tiểu cầu là một trong ba loại tế bào máu của cơ thể. Tiểu cầu được sinh ra từ tủy xương và có kích thước rất nhỏ.

Tiểu cầu giữ vai trò quan trọng giúp cơ thể cầm máu

Tiểu cầu giữ vai trò quan trọng giúp cơ thể cầm máu và bảo vệ thành mạch

Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể cầm máu nhờ các tính chất đặc thù là tập trung thành từng đám dính chặt vào thành mạch nơi có tổn thương và thoái hóa các chất nhầy để giải phóng ra yếu tố làm đông máu, giúp cơ thể cầm máu và bảo vệ thành mạch không bị rò rỉ. Khi số lượng tiểu cầu bị giảm thì quá trình đông máu không được thực hiện và gây nên tình trạng xuất huyết.

Giảm tiểu cầu, nguyên nhân do đâu?

Có hai nhóm nguyên nhân chính dẫn đến giảm tiểu cầu là tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi và giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương. Nhìn chung, nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp vì ở mỗi nhóm nguyên nhân lại có các bệnh khác nhau gây nên.

Một số nguyên nhân gây bệnh đã xác định được như: bị nhiễm trùng nặng, nhiễm kí sinh trùng, nhiễm virus cúm, sởi, quai bị, viêm gan siêu vi… Các bệnh có lách to như xơ gan, cường lách. Các bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ, viêm nút động mạch, viêm đa khớp dạng thấp… Các bệnh về máu như suy tủy toàn bộ, xơ tủy, ung thư máu, ung thư hạch, ung thư tủy di căn, thiếu máu tiêu huyết tự miễn…

Giảm tiểu cầu gây hiện tượng xuất huyết dưới da

Giảm tiểu cầu gây hiện tượng xuất huyết dưới da

Bên cạnh đó, giảm tiểu cầu còn có thể gây nên do độc chất và một số loại thuốc như: thuốc an thần, thuốc hạ nhiệt, thuốc kháng sinh, một số loại thuốc cảm cúm…

Ngoài ra, một số bệnh nhân bị giảm tiểu cầu nhưng không xác định được nguyên nhân, hay còn được gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.

Dấu hiệu cảnh báo giảm tiểu cầu

Xuất hiện vết bầm tím trên da:  Đây là một trong những biểu hiện phổ biến của giảm tiểu cầu. Dấu hiệu này xuất hiện khi chỉ số tiểu cầu dưới mức trung bình cho phép nhưng chưa bị tụt quá thấp.

Cơ thể mệt mỏi, cảm giác như tụt huyết áp: Rất nhiều người có những triệu chứng như cơ thể mệt lả, choáng váng, buồn ngủ… cũng cần phải kiểm tra công thức máu vì rất có thể do tiểu cầu giảm dễ nhầm lẫn với tụt huyết áp.

Phụ nữ bị rong kinh, rong huyết: Thông thường mỗi kỳ kinh của nữ giới mất 7 -10 ml máu, tuy nhiên nếu như thường xuyên bị mất máu nhiều hơn, kinh nguyệt gần như bị chảy máu sinh lý do tổn thương thì chị em nên kiểm tra chỉ số tiểu cầu sớm.

Giảm tiểu cầu bao nhiêu thì nguy hiểm?

Xét nghiệm chẩn đoán giảm tiểu cầu sớm để điều trị hiệu quả

Xét nghiệm chẩn đoán giảm tiểu cầu sớm để điều trị hiệu quả

Tiểu cầu trung bình trong máu của một người khỏe mạnh vào khoảng 150.000 – 450.000 mỗi microlit máu (một phần triệu của một lít). Người bệnh được coi là giảm tiểu cầu trong máu khi lượng tiểu cầu thấp hơn 150.000. Mức nguy hiểm trong giảm tiểu cầu là xuống tới 50.000, tuy nhiên, mùa dịch sốt xuất huyết năm nay đã ghi nhận nhiều bệnh nhân giảm tiểu cầu tới mức nghiêm trọng (< 10.000 – 20.000 tiểu cầu/microlit). Khi bị giảm tiểu cầu, tùy theo mức độ nặng nhẹ, bác sỹ sẽ chỉ định phương pháp điều trị hợp lý.

Khi có những dấu hiệu cảnh báo giảm tiểu cầu, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán càng sớm càng tốt, tránh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital