Đục thủy tinh thể và phẫu thuật đục thủy tinh thể

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu trên thế giới. Hiện nay thay thủy tinh thể được coi là biện pháp để người bệnh có thể lấy lại khả năng ghi nhận hình ảnh.

Đục thủy tinh thể là gì?

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa.
Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa.

Bệnh đục thủy tinh thể là hiện tượng đục mờ thủy tinh thể, khiến cho tia sáng không thể lọt qua, kết quả là võng mạc không thu được hình ảnh và thị lực suy giảm dần dẫn tới mù lòa.

Triệu chứng của đục thủy tinh thể là gì?

Dấu hiệu đầu tiên của đục thủy tinh thể thường là mờ mắt. Các triệu chứng khác có thể gồm việc thay đổi kính thường xuyên do độ cận tăng ở người lớn, màu sắc bị mờ, thị lực không rõ trong ánh sáng, ánh chói, vầng hào quang xung quanh tia sáng, đọc sách và xem ti vi hoặc lái xe vào ban đêm gặp nhiều khó khăn.

Bệnh đục thủy tinh thể chỉ xảy ra ở người già?

Hầu hết các trường hợp đục thủy tinh thể tiến triển dần theo thời gian và ảnh hưởng đến những người trên 50 tuổi. Nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, trẻ em có thể bị đục thủy tinh thể bẩm sinh. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể liên quan đến việc người mẹ mắc bệnh sởi Đức, bệnh thủy đậu hoặc bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ. Tuy nhiên cũng có một số trẻ bị đục thủy tinh thể do di truyền.
Tại sao có những người được chẩn đoán bị đục thủy tinh thể nhưng không phẫu thuật ngay mà phải chờ đợi một thời gian?
Đục thủy tinh thể thường tiến triển từ từ và ở giai đoạn đầu suy giảm thị lực chưa ảnh hưởng nhiều tới công việc, học tập, người bệnh có thể đeo kính râm đi ra ngoài nắng hoặc thay đổi độ kính. Tuy nhiên khi bệnh đã làm cho thị lực kém và không thể điều chỉnh được bằng kính, gây cản trở các hoạt động thường ngày, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật.

Phẫu thuật đục thủy tinh thể có nguy hiểm không?

Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, phẫu thuật thủy tinh thể cần sử dụng phương tiện máy móc hiện đại, bác sĩ phải đạt trình độ cao.
Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị tốt, phẫu thuật thủy tinh thể cần sử dụng phương tiện máy móc hiện đại, bác sĩ phải đạt trình độ cao.

Không chỉ riêng phẫu thuật đục thủy tinh thể mà tất cả các loại phẫu thuật đều có những rủi ro nhất định. Mắt là cơ quan tinh tế, đòi hỏi sự tinh xảo, chỉ cần sơ sót một chút là điều trị không hiệu quả. Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị tốt, phẫu thuật thủy tinh thể cần sử dụng phương tiện máy móc hiện đại, bác sĩ phải đạt trình độ cao.

Phẫu thuật đục thủy tinh thể được thực hiện như thế nào?

Hai loại phẫu thuật đục thủy tinh thể được áp dụng tại Việt Nam và trên thế giới là phẫu thuật lấy thủy tinh thể ngoài bao, đặt thủy tinh thể nhân tạo và phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể bằng siêu âm, đặt thủy tinh thể nhân tạo (phẫu thuật Phaco)
Hiện nay hầu hết các ca phẫu thuật đục thủy tinh thể là phẫu thuật Phaco. Trước hết các bác sĩ sẽ rạch một vết mỗ nhỏ từ 1.5 đến  3.0mm trên giác mạc. Sau đó dùng các dụng cụ vi phẫu, đưa vào mắt qua vết rạch, xé bao thủy tinh thể thành hình tròn, tán nhuyễn và hút ra ngoài chất nhân thể thuỷ tinh bị đục, sau đó thay vào một thủy tinh thể nhân tạo trong suốt có công suất thích hợp với từng bệnh nhân. Phẫu thuật được hoàn tất mà không cần bất cứ vết khâu nào. Đây là phẫu thuật không đau, không chảy máu, bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày, phục hồi nhanh.

Sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể cần lưu ý điều gì?

Sau khi hoàn thành phẫu thuật, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tránh bụi bẩn, tránh các chấn thương, va đập và tái khám theo đúng lịch hẹn để phát hiện sớm các bất thường nếu có và điều chỉnh kịp thời.

Đục thủy tinh thể thứ cấp là gì?

Có khoảng 10 – 15% bệnh nhân sau phẫu thuật đục thủy tinh thể mờ mắt trở lại do đục bao sâu, gây giảm thị lực hay còn được gọi là “đục thủy tinh thể thứ cấp”. Tình trạng này có thể được xử lý bằng cách sử dụng laze để củng cố. Tuy nhiên điều đáng tiếc là nhiều bệnh nhân khi thấy mờ lại không đi khám để điều chỉnh.

Các biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật đục thủy tinh thể là gì?

Để giảm nguy cơ biến chứng xảy ra sau phẫu thuật đục thủy tinh thể, người bệnh nên tuân thủ chặt chẽ mọi hướng dẫn của bác sĩ và thông báo ngay nếu phát hiện có những biểu hiện bất thường.
Người bệnh nên tuân thủ chặt chẽ mọi hướng dẫn của bác sĩ và thông báo ngay nếu phát hiện có những biểu hiện bất thường.

Tương tự như bất kỳ loại phẫu thuật nào, người bệnh phẫu thuật đục thủy tinh thể có thể gặp phải những biến chứng như đau, nhiễm trùng, sưng và chảy máu tuy nhiên các biến chứng nghiêm trọng rất hiếm khi xảy ra. Trong hầu hết các trường hợp những biến chứng này đều có thể kiểm soát hiệu quả bằng thuốc kết hợp với kiểm tra, theo dõi thường xuyên.
Để giảm nguy cơ biến chứng xảy ra sau phẫu thuật đục thủy tinh thể, người bệnh nên tuân thủ chặt chẽ mọi hướng dẫn của bác sĩ và thông báo ngay nếu phát hiện có những biểu hiện bất thường.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital