Độ mờ da gáy bao nhiêu là tốt?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Vùng sau gáy của thai nhi có một khoảng sáng là nơi có sự kết tụ của một chất dịch gọi là độ mờ da gáy. Chỉ số này tại một số thời điểm cho biết nguy cơ bị dị tật down ở thai nhi. Vậy độ mờ da gáy bao nhiêu là tốt? Hãy cùng bài viết làm rõ vấn đề này.

Độ mờ da gáy bao nhiêu là tốt là thắc mắc của nhiều người.

Độ mờ da gáy bao nhiêu là tốt là thắc mắc của nhiều người.

1. Đo độ mờ da gáy vào thời điểm nào?

Việc đo độ mờ da gáy là một trong những cách để kiểm tra nhằm phát hiện sớm hội chứng Down bởi những thai nhi này chất dịch ở gáy sẽ nhiều hơn bình thường khiến độ dày da gáy tăng lên. Tuy nhiên thời điểm thực hiện ảnh hưởng đến độ chính xác của xét nghiệm.

Dưới 11 tuần tuổi, độ mờ da gáy của thai nhi còn quá bé, khó xét nghiệm và cho kết quả không chính xác. Ngược lại trên 14 tuần, độ mờ da gáy đã trở về mức bình thường do đó việc đo chỉ số này không còn ý nghĩa.

Vì vậy đo độ mờ da gáy thông qua siêu âm được bác sĩ chỉ định trong khoảng tuổi của thai nhi là 11 – 13 tuần 6 ngày

2. Độ mờ da gáy bao nhiêu là tốt?

Chỉ số đo độ mờ da gáy dưới 2,5mm được xem là an toàn.

Chỉ số đo độ mờ da gáy dưới 2,5mm được xem là an toàn.

Trước hết để biết độ mờ da gáy bao nhiêu là tốt cần chắc chắn chỉ số này được lấy trong khoảng từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 13. Trong khoảng này, độ mờ da gáy thường tỉ lệ thuận với tuổi thai, tức là thai nhi càng lớn độ mờ da gáy càng tăng. Ví dụ thai nhi 11 tuần tuổi độ mờ da gáy bình thường là 2mm nhưng tới 13 tuần 6 ngày kết quả 2,8mm vẫn được xem là bình thường. Do đó độ mờ da gáy bao nhiêu là tốt cần căn cứ vào thời điểm thực hiện.

Độ mờ da gáy từ 3mm trở lên cho biết nguy cơ bị dị tật down là 70% và cần thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác. Chỉ số dưới 2,5mm cho biết độ mờ da gáy ở mức an toàn.

3. Những trường hợp thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng down

Một số trường hợp sau đây thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng down cao hơn bình thường:

– Theo thống kê cho thấy, nguy nguy cơ bị down ở thai nhi có liên quan đến tuổi của mẹ, đặc biệt là mẹ ngoài 35, cụ thể nếu mẹ ở tuổi 30 có nguy cơ sinh con bị hội chứng Down là 1/900 thì tỷ lệ này ở bà mẹ tuổi 35 là 1/350, ở tuổi 40 sẽ là 1/100.

– Mẹ bị sốt cao hoặc có sử dụng các loại thuốc chống chỉ định với phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kì.

– Bố hoặc mẹ sinh sống, làm việc trong môi trường hóa chất độc hại cũng làm tăng nguy cơ gây bất thường ở nhiễm sắc thể.

Bố hoặc mẹ làm việc, sinh sống trong môi trường hóa chất độc hại làm tăng nguy cơ mắc hội chứng down ở thai nhi.

Bố hoặc mẹ làm việc, sinh sống trong môi trường hóa chất độc hại làm tăng nguy cơ mắc hội chứng down ở thai nhi.

– Tiền sử gia đình có người bị bệnh về tâm thần hoặc mẹ có tiền sử thai nhi chết không rõ nguyên nhân.

Với những trường hợp như trên cần tuân thủ lịch khám thai và xét nghiệm, nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để cho kết quả chính xác.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital