Đỡ đẻ từ sinh đôi trở lên chăm sóc, hồi sức, vào kiến thức

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Đỡ đẻ từ sinh đôi trở lên có nguy cơ cao. Sự thành công hay thất bại của của cuộc đỡ đẻ từ song thai trở lên tùy vào chẩn đoán chính xác ngôi, thế của các thai, sự chuẩn bị phương tiện chăm sóc, hồi sức, vào kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm của người đỡ đẻ.

Chỉ định và chống chỉ định cho đỡ đẻ từ sinh đôi trở lên

  • Chỉ định: Chỉ định đỡ đẻ từ sinh đôi trở lên cho các ca chuyển dạ sinh đôi trở lên và cuộc chuyển dạ tiến triển thuận lợi.
  • Chống chỉ định: Sinh đôi trở lên thai dính nhau; thai đôi trở lên mắc nhau – trường hợp thai ngôi mông, thai ngôi đầu khiến cho khi xuống các thai có thể mắc nhau; 1 trong các thai có ngôi bất thường, suy thai, sa dây rốn, tử cung có sẹo mổ, rau tiền đạo, thai phụ lớn tuổi, sản phụ mắc các bệnh lý như tim mạch cao huyết áp, tiền sản giật…
Đỡ đẻ từ sinh đôi trở lên , thực hiện thế nào?
Đỡ đẻ từ sinh đôi trở lên, thực hiện thế nào?

Chuẩn bị đỡ đẻ từ sinh đôi trở lên

– Áp dụng: Chỉ được tiến hành theo dõi từ tuyến huyện trở lên, tuy nhiên nếu trường hợp cấp cứu không kịp chuyển tuyến hoặc chưa chẩn đoán được khả năng mang đa thai từ trước thì tất cả các tuyến đều bắt buộc phải xử trí.

– Kíp đỡ đẻ đa thai tốt nhất là có 3 người: Một bác sĩ sản khoa kinh nghiệm, một bác sĩ gây mê, một người chuyên chăm sóc và hồi sức.

– Sản phụ: Sản phụ được tư vấn trước sinh về những thuận lợi và khó khăn trong cuộc đẻ thường. Sản phụ trước khi sinh được thụt tháo, thông tiểu, vệ sinh âm hộ âm đạo.

– Nên đặt một đường truyền tĩnh mạch điều chỉnh cơn co tử cung và hồi sức ngay khi cần.

Tiến hành đỡ đẻ từ sinh đôi trở lên

Nguyên tắc: Luôn theo dõi sức khỏe của mẹ và thai, phát hiện nguy cơ suy thai và xử trí thích hợp

– Thì 1 – đỡ đẻ thai nhi đầu tiên: Đây thường là thai có ngôi thuận đôi khi là ngôi mông, cơn co lúc này còn yếu. Nếu là ngôi chỏm thì đỡ đẻ như bình thường. Ối vỡ dễ gây sa dây rốn nên cần chú ý. Sau khi thai sổ, kẹp chặt dây rốn về phía bánh rau trước khi cắt ngăn ngừa sự mất máu của thai thứ 2 nếu có tuần hoàn nối thông.

Luôn theo dõi sức khỏe của mẹ và thai, phát hiện nguy cơ suy thai và xử trí thích hợp
Luôn theo dõi sức khỏe của mẹ và thai, phát hiện nguy cơ suy thai và xử trí thích hợp

– Thì 2: Kiểm tra ngay ngôi, thế, tim thai của thai nhi tiếp theo.

Thai thứ 2 luôn có nguy cơ thiếu oxy. Sau khi thai 1 sổ, buồng tử cung quá rộng khiến cho thai tiếp theo không bình chỉnh tốt, dễ sinh ngôi bất thường, chẳng hạn ngôi ngược, ngôi vai. Chính vì thế cần kiểm tra kỹ ngôi, thế, kiểu thế của thai trong bụng. Nếu truyền oxytocin mà tử cung co mạnh, khó xác định được ngôi, tạm thời ngừng truyền theo dõi tử cung, xác định được ngôi thai và xoay thai trong trường hợp ngôi bất thường.

Giai đoạn này chính xác, nhanh nhưng không vội vàng.

– Thì 3: Đỡ đẻ thai thứ hai. Nếu là ngôi đầu thì tiếp tục truyền oxytocin, bấm ối nếu có cơn co tử cung, cố định ngôi và đỡ đẻ như bình thường. Nếu là ngôi bất thường chẳng hạn ngôi trán, ngôi vai, thì bấm ối ngay và nội xoay thai thành ngôi mông. Đỡ đẻ như bình thường.

Việc xoay thai lúc này khá thuận lợi vì thai thường nhỏ, thêm nữa là khi 1 thai ra ngoài thì buồng tử cung rộng. Nhưng nên thực hiện nhanh vì nếu quá chậm cổ tử cung co lại, bong rau khiến cho thai thứ hai dễ bị suy.

Cần lưu ý chỉ tiến hành xoay thai với điều kiện ối còn, thai nhỏ, tử cung không bóp chặt phần thai. Nếu không đủ điều kiện thì tốt nhất là mổ lấy thai. Còn không dễ xảy ra tai biến vỡ tử cung, bong rau, thai bị sang chấn, suy thai…

Tiếp tục thực hiện tương tự với thai còn lại.

– Thì 4 – sổ rau: Sau khi sổ thai, tiến hành xử trí tích cực trong thời kỳ sổ nhau dễ có biến chứng chảy máu do đờ tử cung, phải dùng thuốc co bóp tử cung ngay và duy trì nhỏ giọt tĩnh mạch.

Theo dõi đỡ đẻ từ sinh đôi trở lên

Nguy cơ sau khi thai sổ là đờ tử cung, cần dự phòng bằng các thuốc tăng co tử cung, xoa tử cung đảm bảo tử cung co an toàn.

Cần theo dõi sát sản phụ sau đẻ vì dễ xảy ra chảy máu do thứ phát đờ tử cung. Bảo đảm tốt dinh dưỡng tạo cho sản phụ khả năng nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Nếu phát hiện tử cung vỡ, phải hồi sức mổ cấp cứu, tùy tình trạng tổn thương để giải quyết. Nếu sản phụ đã có đủ con, vết nứt nhỏ, không nhiễm trùng thì thực hiện khâu phục hồi còn nếu sản phụ đã đủ con, vết vỡ rộng, nhiễm trùng thì nên cắt tử cung. Mọi việc can thiệp buồng tử cung cần dùng kháng sinh toàn thân để phòng nhiễm trùng.

Cần theo dõi sát sản phụ sau khi em bé đã được chào đời.
Cần theo dõi sát sản phụ sau khi em bé đã được chào đời.

Nếu cần thêm thông tin về đỡ đẻ từ sinh đôi trở lên vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc tổng đài 1900 55 88 92 để được giải đáp miễn phí.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital