Điều trị ung thư tuyến nước bọt phương pháp chữa trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Để có phương pháp điều trị ung thư tuyến nước bọt phù hợp người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Ung bướu. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh, độ tuổi và giai đoạn cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp.
Ung thư tuyến nước bọt xuất hiện do sự rối loạn của các tế bào trong quá trình tổng hợp AND, làm gia tăng số lượng tế bào ở tuyến nước bọt đến mức cơ thể không tự kiểm soát được, hình thành khối u.

Ung thư tuyến nước bọt là bệnh thường gặp trong các bệnh ung thư vùng đầu cổ

Ung thư tuyến nước bọt là bệnh thường gặp trong các bệnh ung thư vùng đầu cổ

U tuyến nước bọt chiếm 3-6% các trường hợp ung thư vùng đầu cổ . Bệnh thường xuất hiện nhiều trong độ tuổi từ 55 đến 65 tuổi.

Phương pháp điều trị ung thư tuyến nước bọt

Tùy vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị.

  • Phẫu thuật

Trường hợp khối u ung thư nhỏ và nằm tại vị trí thuận lợi để phẫu thuật, thì người bệnh có thể được chỉ định cắt bỏ khối u và một phần nhỏ các mô lân cận. Trong trường hợp khối u lớn bắt buộc phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến nước bọt.
Trong trường hợp khối u đã di căn hạch bạch huyết ở cổ, bác sĩ sẽ tiến hành cắt hạch bạch huyết và loại bỏ các cơ, dây thần kinh ở cổ.

Phẫu thuật là phương pháp thường được chỉ định trong điều trị ung thư tuyến nước bọt

Phẫu thuật là phương pháp thường được chỉ định trong điều trị ung thư tuyến nước bọt

  • Xạ trị

Người bệnh có thể được chỉ định xạ trị sau khi phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn xót lại. Xạ trị là sử dụng các sóng năng lượng cao chiếu trực tiếp vào vị trí xuất hiện khối u, giúp tiêu diệt chúng.
Xạ trị cũng được sử dụng trong các trường hợp khối u ở phần sau của thùy; u đã xâm lấn thần kinh; u tái phát sau phẫu thuật.

  • Hóa chất

Hóa chất là phương pháp sử dụng các loại thuốc hóa chất nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa chất thường được dùng để điều trị ung thư tuyến nước bọt giai đoạn muộn đã có di căn, ung thư giai đoạn muộn tại chỗ và không thể cắt bỏ.

Lưu ý về chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư tuyến nước bọt

Sau khi điều trị ung thư tuyến nước bọt, người bệnh cần chú ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày nhằm cải thiện nhanh chóng tình trạng sức khỏe.

  • Người bệnh không thể ăn uống được như người bình thường nên cần ăn những thức ăn nhẹ, mềm, không chứa nhiều dầu mỡ như canh, súp, sữa,… tốt cho tiêu hóa.
Trong khi điều trị ung thư tuyến nước bọt, người bệnh cần ăn những thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt

Trong khi điều trị ung thư tuyến nước bọt, người bệnh cần ăn những thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt

  • Nên bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như rau, củ, quả, thịt, trứng, cá,… Uống nhiều nước và bổ sung thêm các loại nước rau, củ, sinh tố trái cây.
  • Người bệnh cần tránh những thực phẩm cứng, các món chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh; tránh các loại trái cây có vị chua như chanh, cam…
  • Không uống rượu, thuốc lá, thuốc lào
  • Nên ăn thành nhiều bữa trong ngày và ăn với lượng nhỏ, vừa phải.
  • Người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe và tiến hành tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Để điều trị ung thư tuyến nước bọt hiệu quả, kéo dài cơ hội sống, người bệnh cần tìm đến các bệnh viện có khoa Ung bướu với đầy đủ nhân lực và vật lực, hỗ trợ tốt quá trình điều trị.
Bệnh viện Thu Cúc là một địa chỉ uy tín đã và đang được nhiều người bệnh tin tưởng tìm đến. Bệnh viện có hợp tác chuyên môn với các bác sĩ giỏi đến từ Singapore sẽ trực tiếp thăm khám và tư vấn điều trị bệnh cho người bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital