Đi tiểu đêm nhiều lần: Tại sao?

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Tiểu đêm là tình trạng rất thường gặp ở cả người trẻ lẫn người cao tuổi, gây mất ngủ, mệt mỏi, suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tiểu đêm, trong đó một số nguyên nhân cần điều trị y tế và một số khác có thể tự kiểm soát hiệu quả.

Tiểu đêm là tình trạng rất thường gặp ở cả người trẻ lẫn người cao tuổi, gây mất ngủ, mệt mỏi, suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Tiểu đêm là tình trạng rất thường gặp ở cả người trẻ lẫn người cao tuổi, gây mất ngủ, mệt mỏi, suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Uống quá nhiều nước

Tiểu đêm có thể là xảy ra do trước đó uống quá nhiều nước hoặc uống nước sát giờ đi ngủ. Để tránh tình trạng này, vài giờ trước khi đi ngủ không nên uống nước quá nhiều. Không nên tiêu thụ các loại đồ uống có chứa caffein như trà, cà phê vào buổi tối. Hãy chắc chắn là đi vệ sinh trước khi đi ngủ.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể là nguyên nhân dẫn tới tiểu đêm. Người  bị nhiễm trùng đường tiết niệu cũng gặp phải những triệu chứng khác như đau rát khi đi tiểu, nước tiểu có mùi hôi, vẩn đục và một số người còn bị sốt nhẹ. Khi phát hiện có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm trùng đường tiểu cần tới bệnh viện để kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tuổi tác

Tiểu đêm là hiện tượng rất hay gặp ở người cao tuổi, do khả năng tái hấp thu kém, bài tiết từ tiết niệu giảm, dẫn đến tình trạng phải đi tiểu nhiều lần hơn, kể cả vào ban đêm.

Tiểu đêm là hiện tượng rất hay gặp ở người cao tuổi, do khả năng tái hấp thu kém, bài tiết từ tiết niệu giảm, dẫn đến tình trạng phải đi tiểu nhiều lần hơn, kể cả vào ban đêm.

Tiểu đêm là hiện tượng rất hay gặp ở người cao tuổi, do khả năng tái hấp thu kém, bài tiết từ tiết niệu giảm, dẫn đến tình trạng phải đi tiểu nhiều lần hơn, kể cả vào ban đêm. Giới tính cũng có thể liên quan tới tình trạng tiểu đêm:
Nam giới: phì đại tuyến tiền liệt thường gặp ở nam giới tử 50 tuổi trở lên. Đây là một dấu hiệu bình thường của quá trình lão hóa, tuy nhiên nếu tuyến tiền liệt phình to, chèn ép vào niệu đạo sẽ gây ra những khó khăn cho việc đi tiểu, trong đó có tình trạng đi tiểu nhiều về đêm, tiểu khó, tiểu đau…
Nữ giới: sau khi mãn kinh, cơ thể người phụ nữ sản xuất ít estrogen hơn. Điều này có thể gây ra những thay đổi trong đường tiết niệu khiến chị em phải đi tiểu nhiều hơn. Với những người đã có con, cơ xương chậu yếu có thể là nguyên nhân dẫn tới tiểu đêm.
Thuốc
Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là đi tiểu nhiều hơn. Thông báo cho bác sĩ điều trị nếu loại thuốc đang dùng là nguyên nhân dẫn tới tiểu đêm. Để hạn chế tình trạng đi tiểu nhiều về đêm có thể uống thuốc sớm hơn vài giờ trước khi đi ngủ hoặc thay đổi loại thuốc khác.
Vấn đề về giấc ngủ

Tiểu đêm là tình trạng có thể xảy ra ở những người mắc hội chứng bồn chồn, nóng bừng , đau mạn tính hoặc trầm cảm.

Tiểu đêm là tình trạng có thể xảy ra ở những người mắc hội chứng bồn chồn, nóng bừng , đau mạn tính hoặc trầm cảm.

Tiểu đêm là tình trạng có thể xảy ra ở những người mắc hội chứng bồn chồn, nóng bừng , đau mạn tính hoặc trầm cảm. Ngoài ra còn có mối liên kết giữa chứng ngưng thở khi ngủ và tiểu đêm.
Điều trị các rối loạn giấc ngủ này sẽ giải quyết được vấn đề tiểu đêm.
Tăng huyết áp và một số bệnh lý tim mạch khác
Tiểu đêm có thể khiến tăng huyết áp thêm trầm trọng đặc biệt là làm tăng huyết áp ban đêm, đồng thời khi tăng huyết áp trở nên trầm trọng sẽ liên quan đến suy tim sung huyết và có thể gây nên đa niệu về đêm và gây nặng thêm triệu chứng tiểu đêm.
Các nguyên nhân khác
Nên đi khám nếu đã áp dụng nhiều biện pháp để kiểm soát tình trạng tiểu đêm nhưng không cải thiện. Các nguyên nhân khác có thể gây tiểu đêm là:

  • U bàng quang
  • U tuyến tiền liệt
  • Bàng quang hoạt động quá mức
  • Viêm bàng quang kẽ
  • Mang thai
  • Béo phì
Nên đi khám nếu đã áp dụng nhiều biện pháp để kiểm soát tình trạng tiểu đêm nhưng không cải thiện.

Nên đi khám nếu đã áp dụng nhiều biện pháp để kiểm soát tình trạng tiểu đêm nhưng không cải thiện.

Một số bệnh lý khiến cơ thể sản xuất ra quá nhiều nước tiểu là:

  • Đái tháo nhạt
  • Suy gan
  • Bệnh thần kinh như Alzheimer và Parkinson

Nếu tiểu đêm xuất phát từ một bệnh lý tiềm ẩn nào đó, điều trị các bệnh lý này sẽ ngăn chặn được tình trạng tiểu đêm.
Khi nào cần tới gặp bác sĩ?
Các trường hợp tiểu đêm gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày như thiếu tập trung hoặc các vấn đề sức khỏe khác, người bệnh nên tới bệnh viện để kiểm tra và tư vấn điều trị hiệu quả. Ở người già, tiểu đêm làm tăng nguy cơ té ngã và gãy xương hông.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital