DHA – Món quà đầu tiên mẹ dành tặng thai nhi

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Một cuộc nghiên cứu tại Mỹ được công bố trên tạp chí Sự phát triển của trẻ cho thấy trẻ có khả năng tập trung và quan sát tốt hơn nếu từ khi trẻ còn trong bụng mẹ, người mẹ bổ sung DHA được bổ sung hàm lượng cao DHA qua chế độ ăn uống.

Vai trò của DHA trong thai kỳ

DHA chiếm tỷ lệ rất cao trong chất xám của não, ảnh hưởng sự thông minh và trong võng mạc, tổng chỉ huy sự nhìn của mắt.
DHA chiếm tới 20% trọng lượng của não bộ và chiếm tới gần 60% trong võng mạc.
DHA tạo ra độ nhạy của các tế bào thần kinh, giúp truyền thông tin nhanh và chính xác hơn.

Những nguồn thực phẩm dồi dào DHA

Không như người lớn, trẻ sơ sinh cần phải hấp thụ DHA từ nguồn thực phẩm thông qua nhau thai khi còn trong bụng mẹ và sữa mẹ khi chào đời.
Bổ sung thêm DHA vào chế độ ăn uống khi mang thai và khi cho con bú sẽ bảo đảm cho bé cưng có đủ lượng DHA cần thiết để phát triển.
DHA
Có nhiều cách để bạn bổ sung DHA trong khi mang thai. Trong chế độ ăn uống hàng ngày nên chọn lựa những thực phẩm giàu Omega nhằm cung cấp đầy đủ cho thai nhi.
Bạn có thể tham khảo một số loại thực phẩm giàu DHA: Cá: Các loại cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ được coi là những loại có hàm lượng omega cao nhất. Khi chọn những loại cá này bạn cần đảm bảo cá an toàn không chứa các chất độc hại như u rê, thủy ngân,…
Trứng gà cũng là một trong những loại thực phẩm chứa nguồn DHA dồi dào không chỉ tốt cho sức khỏe thai phụ mà còn đóng góp quan trọng vào sự hình thành và phát triển não trẻ. Lòng đỏ trứng gà còn chứa chất choline rất có lợi cho trí nhớ của bé. Ngũ cốc không chỉ cung cấp các loại vitamin cần thiết cho sự hình thành và phát triển não bộ của trẻ mà còn rất tốt cho quá trình phát triển thể chất của trẻ về sau.
Thịt bò cũng không thể thiếu trong thực đơn bổ sung DHA cho thai nhi. Tuy nhiên, lượng thịt bò ăn như thế nào cần được cân nhắc kỹ để đạt được hiệu quả tốt nhất để cung cấp DHA cho thai nhi.
Các loại hạt đậu, óc chó, hạnh nhân cũng là nhóm thực phẩm chứa nhiều DHA có lợi cho não. Trong khi mang thai, bạn có thể thường xuyên ăn các loại hạt này để tăng cường DHA cho thai nhi.

Bao nhiêu DHA là đủ?

Các nghiên cứu khoa học chứng minh: Từ tháng thứ 3 của thai kỳ, tế bào não của trẻ tăng lên rất nhanh, đặc biệt cao nhất là 250.000 tế bào não mới được tạo ra trong mỗi phút từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 19 của thai kỳ. Nguồn dinh dưỡng mẹ hấp thu đầy đủ sẽ hỗ trợ bé phát triển tối đa các chức năng của não bộ. Đặc biệt, theo khuyến cáo của FAO/WHO thì bà mẹ mang thai và cho con bú phải được cung cấp đầy đủ 200mg DHA/ ngày.
Bổ sung DHA với hàm lượng đủ theo khuyến cáo này ngay từ trong thai kỳ sẽ giúp thai nhi phát triển thị lực, tăng khả năng phân biệt âm thanh và nhận biết ngôn ngữ, đạt được sự phát triển trí não toàn diện.
DHA2

Có thể mẹ chưa biết?

Mẹ bầu bổ sung đủ DHA giúp thai nhi phát triển trí não thông qua 4 kỹ năng:
– Trí thông minh: não bé hình thành và phát triển từ trong bụng mẹ. Đến 3 tháng cuối thai kỳ, não trẻ phát triển vượt trội và có trọng lượng tương đương 25% trọng lượng não người trưởng thành. Lúc này bé đã có nhận thấy ánh sáng. Vậy nên nếu bị chiếu ánh sáng vào bụng, bé sẽ quay đầu lại phản ứng. Hoặc các chuyên gia vẫn thường khuyên bố mẹ dành thời gian chuyện trò cùng con, cho con nghe nhạc ngay từ khi còn trong bụng mẹ bởi vì thính giác của bé lúc này đã được hình thành.
– Vận động của bé được biểu hiện thông qua việc quay đầu sang trái, quay đầu sang phải; tay chân và thân mình bắt đầu trở nên đầy đặn hơn. Bên cạnh đó bé cũng ngọ nguậy nhiều, đạp và lộn nhào như một cách tương tác với mẹ về sự phát triển từng ngày ở “thế giới bên trong” của mình.
– Giao tiếp cũng là một khía cạnh được chi phối bởi sự phát triển của não bộ. Nhờ vậy mà bé có thể ghi nhớ được những âm thanh quan trọng. Đặc biệt các chuyên gia cho biết các loại âm thanh êm dịu được bé “ưa chuộng” nhất.
– Cảm xúc của bé từ trong bụng mẹ được quyết định bởi hệ thần kinh cảm giác. Từ tháng thứ 7 của thai kỳ, bé đã có thể cảm nhận được sự nóng – lạnh, áp lực, đau… Đồng thời bé cũng có thể cảm nhận được mỗi khi mẹ sờ vào bụng.
Theo Dân trí

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital