Đau xương cụt là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Xương cụt là xương cuối cùng của cột sống có thể bị viêm, tổn thương, đau nhức do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên hầu hết người bệnh đều không biết đau xương cụt là bệnh gì? Dưới đây là một số thông tin hữu ích bạn đọc nên tham khảo.

1. Triệu chứng của bệnh đau xương cụt

– Đau ở mông hoặc hông: Vị trí của xương cụt nằm ở mông, vì thế khi bị đau xương cụt thì người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở mông hoặc hông. Cơn đau có thể âm ỉ cả ngày hoặc đôi khi lại nhói lên do những tác động như người bệnh đứng lên, ngồi xuống, di chuyển…

Vị trí xương cụt

Vị trí xương cụt

– Đau lan sang các vị trí khác: Ban đầu khi mắc bệnh, cơn đau chỉ xuất hiện duy nhất tại 1 điểm ở xương cụt, nhưng sau đó sẽ lan ra nhanh chóng ở các vị trí xung quanh như hông, háng đùi rồi lan cả xuống đầu gối, mắt cá chân. Tuy nhiên, triệu chứng này không giống nhau ở mỗi người bệnh.

2. Đau xương cụt là bệnh gì?

Xương cụt là phần xương cuối cùng của cột sống, được cấu tạo bởi 5 đốt sống thành hình tam giác và nối với xương hông.

Có nhiều nguyên nhân gây đau xương cụt: các bệnh lý về xương khớp có khả năng gây đau xương cụt như thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, thoái hóa đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, gai đốt sống… ở vùng gần xương cụt.

Thoái hóa cột sống cũng gây triệu chứng đau xương cụt

Thoái hóa cột sống cũng gây triệu chứng đau xương cụt

Ở phụ nữ, các bệnh lý về phụ khoa (viêm cơ quan sinh dục, khối u ở khoang xương chậu, vị trí tử cung bất thường…), bệnh về hệ tiết niệu, kích cỡ vòng tránh thai không phù hợp cũng gây đau xương cụt; chu kỳ kinh nguyệt, khoang chậu bị sung huyết, tử cung xuất huyết khiến dây thần kinh khoang chậu bị phù và gây phản xạ cũng khiến chị em phụ nữ bị đau mỏi vùng lưng lan xuống xương cụt.

3. Đau xương cụt có nguy hiểm không?

Đa phần, đau xương cụt do ngồi quá lâu đè ép xương cụt hoặc do va đập gây chấn thương xương cụt, nhẹ thì chỉ gây đau nhức và có thể khỏi sau khi người bệnh nghỉ ngơi vài ngày, không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu đau xương cụt do nguyên nhân bệnh lý (bệnh xương khớp, bệnh phụ khoa, bệnh hệ tiết niệu thì khả năng để lại một số biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh.

4. Làm gì khi có triệu chứng đau xương cụt?

Thăm khám để được chẩn đoán đau xương cụt là bệnh gì và điều trị kịp thời hiệu quả

Thăm khám để được chẩn đoán đau xương cụt là bệnh gì và điều trị kịp thời hiệu quả

Để được chẩn đoán chính xác và tư vấn cụ thể khi có triệu chứng đau xương cụt, bạn nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa thực hiện một số thủ tục kiểm tra (thăm khám lâm sàng, chụp X quang…) phát hiện các dấu hiệu bất thường của xương cụt và các bộ phận liên quan để có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời. Tránh để bệnh lâu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital