Đau nửa đầu – bệnh không nên xem nhẹ

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Đau nửa đầu là bệnh phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.


1. Thế nào là bệnh đau nửa đầu?

Đau nửa đầu là tình trạng một bên đầu xuất hiện cảm giác đau. Cơn đau này có thể là cảm giác đau nhói dữ dội hoặc chỉ là một cơn đau nhẹ, kéo dài hàng giờ liền hoặc diễn ra và kết thúc nhanh chóng. Thông thường, khi bị đau người bệnh thường kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn mửa, cảm thấy nhạy cảm và khó chịu với ánh sáng, âm thanh. 

Các cơn đau nghiêm trọng có thể cản trở các hoạt động bình thường của người bệnh. Đi kèm trình trạng đau nhức là các dấu hiệu:

– Rối loạn thị giác: mắt mờ, cảm thấy có ánh sáng nhấp nháy, mù màu đau mắt…

– Rối loạn khác: khó nói, cảm giác ngứa một bên mặt, khu vực cánh tay, chân…

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đau nửa đầu là một trong 20 nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và ngày càng là vấn nạn lớn toàn cầu với 11% dân số trưởng thành trên thế giới đang mắc bệnh, trong đó phụ nữ chiếm đến 3/4

dau-nua-dau-benh-khong-nen-xem-nhe

Đau nửa đầu có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm không nên xem nhẹ

2. Những biểu hiện của bệnh đau nửa đầu

Đau nửa đầu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi 25 – 40. Bệnh được chia thành 2 thể: thể phổ biến và thể kinh điển. Ở mỗi thể, người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Đối với thể kinh điển, bệnh nhân thường được cảnh báo bằng một số dấu hiệu trước như, mắt chớp sáng, tê tay chân, buồn nôn… Sau đó, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện cơn đau ở nửa đầu. 

Cơn đau đầu dữ dội và khiến bệnh nhân không thể tiếp tục làm việc. Cơn đau nửa đầu này có thể kéo dài 4 – 72 giờ nếu không được điều trị. Khi bị đau nửa đầu, thường người bệnh sẽ có cảm giác sợ tiếng động mạnh,sợ ánh sáng và đau tăng khi vận động.

dau-nua-dau-benh-khong-nen-xem-nhe.jpg2

Làm việc căng thẳng cũng có thể gây đau nửa đầu

Ở thể phổ biến, người bệnh không có triệu chứng cảnh báo trước khi cơn đau xuất hiện. Cơn đau có thể đến đột ngột, không báo trước, cảm giác đua có thể ở cả 2 bên đầu, đau với cường độ mạnh. Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ cần tiền sử những cơn đau đầu trước đó.

3. Bệnh đau nửa đầu nguy hiểm thế nào?

Bệnh đau nửa đầu nếu không được tầm soát sớm, bệnh sẽ diễn biến trầm trọng hơn và có thể gây ra biến chứng như suy giảm trí nhớ, mất ngủ, khó tập trung, trầm cảm, suy thoái võng mạc dẫn đến mất thị lực và mù vĩnh viễn, thậm chí gây đột quỵ dẫn tới tử vong.

Việc điều trị bệnh đau đầu chủ yếu dựa 2 yếu tố là cắt cơn và phòng ngừa. Hiện nguyên nhân gây bệnh chưa xác định nên điều trị nhằm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh như viêm xoang mạn tính hoặc cấp tính; một số bệnh nhiễm khuẩn ở vùng tai, bệnh đau răng,…

Ngoài ra, tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp cũng rất có thể là đau đầu. Một số chấn thương thực thể hoặc chấn thương tâm lý cũng gây đau vùng đầu. 

Yếu tố tâm lý cũng có tác động đến chứng đau đầu, stress, quá căng thẳng…Bên cạnh đó, những người nghiện thuốc lá, nghiện rượu, người béo phì cũng dễ mắc chứng đau nửa đầu.

Khi có triệu chứng đau đầu thường xuyên, tốt nhất người bệnh nên đi khám để đảm bảo phát hiện bệnh ở giai đoạn khởi phát, loại bỏ những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

benh-dau-nua-dau

Tham khảo ý kiến bác sĩ về cách điều trị và dự phòng cơn đau nửa đầu

4. Cách phòng bệnh đơn giản

4.1 Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Tạo thói quen đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn hạn chế các cơn đau đầu.

4.2. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục hằng ngày với các bài tập nhẹ nhàng, cường độ vừa phải có thể làm giảm chứng đau đầu. Hơn nữa, tập thể dục giúp kiểm soát căng thẳng, nguyên nhân kích thích đau đầu. 

4.3. Hạn chế căng thẳng 

Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến gây bệnh. Do đó, muốn phòng bệnh, hãy dành thời gian để thư giãn mỗi ngày. Bạn có thể đi bộ, tập yoga, nghe nhạc, vẽ tranh, thiền, trò chuyện cùng bạn bè… hoặc làm những điều khiến bản thân cảm thấy thoải mái. 

4.4. Ăn uống lành mạnh

Uống nhiều nước để giúp cơ thể phòng tránh tình trạng đau đầu hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh nên ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa để giữ lượng đường trong máu ổn định có thể gây ra chứng đau nửa đầu.

Đặc biệt, nên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, ăn nhiều rau xanh, củ quả và trái cây. Hạn chế đồ ăn quá mặn. Bạn cũng có thể ghi chép nhật ký ăn uống để biết những loại thực phẩm nào dẫn tới đau đầu, từ đó điều chỉnh thực đơn ăn uống hằng ngày. 

4.5. Sử dụng thuốc

Người thường xuyên bị đau nửa đầu, chẳng hạn như do kinh nguyệt có thể dùng thuốc để giảm bớt cơn đau của mình. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị hiệu quả và tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital