Đau khớp ngón tay phải làm sao?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Đau khớp ngón tay phải làm sao là câu hỏi của nhiều người bệnh. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm ra cách điều trị phù hợp.

1. Đau khớp ngón tay là bệnh gì?

Trước khi đi tìm câu trả lời vấn đề đau khớp ngón tay phải làm sao, người bệnh cần biết rõ nguyên nhân dẫn tới các cơn đau nhức. Đau khớp ngón tay là tình trạng sụn nằm tại đầu xương hình thành khớp ngón tay bị bào mòn hoặc thoái hóa dẫn tới đau nhức. Cơn đau có thể xảy ra ở bất kỳ ngón tay nào. Bệnh diễn ra từ từ âm thầm trong nhiều năm, nên người bệnh thường khó phát hiện ra.

Khi khớp ngón tay bị viêm dẫn tới thoái hóa khớp, những sụn bao phủ đầu xương bị suy giảm chất lượng. Bề mặt sụn khớp trở nên sần sùi. Lúc này các xương cọ xát với nhau dẫn tới tổn thương khớp. Những tổn thương này có khả năng dẫn tới sự xuất hiện các gai xương hoặc khối gồ trên bề mặt khớp ngón tay. 

Tuổi cao cũng gây ảnh hưởng đến hệ xương khớp

Tuổi cao cũng gây ảnh hưởng đến hệ xương khớp

2. Đau khớp ngón tay là biểu hiện của bệnh nào?

2.1. Viêm xương khớp 

Viêm xương khớp là dạng viêm khớp thường gặp. Bệnh liên quan tới sự lão hóa, gây mất sụn và thay đổi ở xương. Viêm xương khớp ảnh hưởng tới mọi khớp trên cơ thể, trong đó có khớp ngón tay. Tình trạng này tác động đến khớp ở đầu, giữa ngón tay và gây sưng ở phần nền ngón tay cái. 

Bệnh thường gặp ở những người trên 60 tuổi. Viêm khớp ngón tay có thể dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm như đau rễ thần kinh, thoát vị đĩa đệm… 

Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm xương khớp gồm: 

– Sưng khớp ngón tay

– Cứng khớp, nhất là vào lúc thức dậy buổi sáng

– Yếu cơ, khớp ngón tay

– Giảm khả năng vận động ngón tay

– Phát ra tiếng động khi bẻ khớp ngón tay. 

2.2. Viêm khớp dạng thấp 

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn có thể gây viêm các khớp. Bệnh thường gây ảnh hưởng tới khớp cổ tay, bàn tay và đầu gối. Người bệnh thường sưng đau ở khớp nhỏ như khớp ngón tay, cổ tay, sau đó là các khớp và các cơ quan lớn hơn. Bệnh thường gặp ở người từ 30 đến 60 tuổi. 

Triệu chứng bệnh cụ thể là: 

– Đau ở các khớp ngón tay ở một bên tay hoặc cả hai bàn tay

– Đau, cứng các khớp cổ tay, đầu gối, hông

– Triệu chứng mệt mỏi, sụt cân

2.3. Nang bao hoạt dịch 

Nang bao hoạt dịch có hình tròn, chứa nhiều dịch. Nang bao hoạt dịch xuất hiện trên mu bàn tay hay các khớp ngón tay gần đầu ngón tay nhất. Người bệnh thường cảm thấy đau khi chạm vào các khớp ngón tay. 

2.4. Thoái hóa khớp ngón tay

Thoái hóa khớp ngón tay là tình trạng xương dưới sụn và sụn khớp ngón tay bị mài mòn, viêm, gây cứng khớp, khó vận động. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội. Nếu thoái hóa nặng, các khớp đầu xương ngón tay va vào nhau có thể gây biến dạng khớp.

thoai-hoa-khop-ngon-tay

Đau ngón tay là biểu hiện cảu bệnh thoái hóa khớp ngón tay

3. Nguyên nhân gây đau khớp ngón tay là gì?

3.1. Tuổi tác

Tuổi cao quá trình lão hóa diễn ra cũng gây ảnh hưởng đến hệ xương chính vì thế người già gắn với nhiều bệnh tật nhất là các bệnh về xương khớp.

3.2. Ngón tay phải thực hiện lặp lại liên tục nhiều động tác

Các hoạt động lặp đi lặp lại với ngón tay thường gặp ở dân văn phòng thường xuyên gõ máy tính, với các hoạt động gõ lặp đi lặp lại nhiều lần trong một ngày, một tuần, một tháng… khiến cho các khớp bị tổn thương, sụn thường xuyên bị cọ xát dẫn đến mài mòn dần từ đó có thể gây đau.

3.3. Chấn thương

Một số chấn thương như bị kẹp tay, gãy xương do tai nạn giao thông hay tai nạn lao động… cũng gây ra hiện tượng đau khớp ngón tay.

3.4. Do thiếu hụt canxi

Tình trạng thiếu hụt canxi ở trẻ em, người già, phụ nữ tiền mãn kinh hay bất kỳ đối tượng nào khác cũng dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp gây ra triệu chứng đau nhức đầu ngón tay và khớp ngón tay.

Tình trạng thiếu hụt canxi ở trẻ em, người già, phụ nữ tiền mãn kinh hay bất kỳ đối tượng nào khác cũng dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp gây ra triệu chứng đau nhức đầu ngón tay và khớp ngón tay.

4. Đau khớp ngón tay phải làm sao?

Cách chăm sóc và điều trị khi bị đau khớp ngón tay là điều vô cùng cần thiết và quan trọng với người bệnh bởi nó có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng phục hồi cũng như cải thiện các triệu chứng đau một cách hiệu quả nhất.

dau-khop-ngon-tay

Đau khớp ngón tay cần đi ngay để điều trị hiệu quả

4.1. Đau khớp ngón tay phải làm sao: Khám ngay

Khi có triệu chứng đau khớp ngón tay, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và chỉ định phác đồ điều trị hiệu quả.

4.2. Đau khớp ngón tay phải làm sao: Nghỉ ngơi và xoa bóp

Khi bị đau khớp ngón tay, người bệnh cần dừng ngay công việc đang thực hiện để cho khớp được nghỉ ngơi. Kết hợp nắn bóp để máu lưu thông thông tốt hơn giảm đau tê hiệu quả (với trường hợp

4.3. Đau khớp ngón tay phải làm sao: Vật lý trị liệu

Thực hiện bài tập vật lý trị liệu cho các khớp ngón tay để phục hồi lại chức năng cũng như co giãn, đàn hồi tốt lại các khớp.

4.4. Đau khớp ngón tay phải làm sao: Chế độ ăn uống

Người bị đau khớp ngón tay cần đặc biệt lưu ý chế độ ăn uống, bởi nó có ảnh hưởng lớn đến các triệu chứng. Chế độ ăn có thể giúp người bệnh giảm nhẹ tình trạng viêm đau, nhưng cũng có thể khiến bệnh viêm sưng thêm nặng nề hơn.

4.5. Đau khớp ngón tay phải làm sao: Vận động thường xuyên

Chế độ vận động, thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng cho các khớp ngón tay, đơn giản chỉ là gập cổ tay lại và giữ yên trong vài giây, để bàn tay lên mặt phẳng sau đó nhấc từng ngón tay lên một, lặp lại nhiều lần cũng giúp cử động ngón tay dẻo dai hơn tránh tình trạng tắc nghẽn, chèn ép dây thần kinh gây đau và tê tay.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital