Cảnh báo bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là bệnh lý về mắt thường gặp và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Vậy đâu là dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc viêm kết mạc sớm để bố mẹ có biện pháp ứng phó kịp thời? Và đâu là cách phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh hữu hiệu nhất?

1. Đau mắt đỏ là bệnh gì

Thực tế, đau mắt đỏ chính là tên gọi dân gian của bệnh viêm kết mạc. Bệnh xảy ra khi lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu bị viêm nhiễm. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là mắt chuyển màu đỏ, hồng và đau nhức mắt. Bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, trong đó, đối tượng trẻ sơ sinh cần đặc biệt chú ý bởi trẻ có hệ miễn dịch non yếu, khả năng chống chọi bệnh kém. Bệnh đau mắt đỏ là một bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây lan thành dịch bệnh trên diện rộng. Vì vậy, cần hết sức chú ý và cách ly với những người khỏe mạnh. Bệnh không quá nghiêm trọng, không ảnh hưởng đến thị lực nhưng các cơn đau và viêm nhiễm sẽ khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu được phát hiện kịp thời, điều trị đúng cách, trẻ có thể khỏi bệnh sau 1 – 2 ngày. Cần lưu ý, bệnh hoàn toàn có thể tái phát bởi cơ thể con người không có miễn dịch trọn đời với bệnh.

Dấu hiệu bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Bệnh đau mắt đỏ khiến trẻ khó chịu, có dấu hiệu muốn dụi mắt thường xuyên.

2. Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị mắc viêm kết mạc được xác định:
– Nhiễm trùng mắt, viêm nhiễm xảy ra khi tiếp xúc với hóa chất gây dị ứng
– Do virus
– Vi khuẩn chlamydia trachomatis: trẻ mắc bệnh qua đường sinh dục của mẹ khi vượt cạn. Triệu chứng sẽ xuất hiện sau 5 – 7 ngày sau khi sinh.
– Bệnh lậu mủ gây bệnh: cùng nguyên nhân lây qua đường sinh dục của người mẹ, khởi phát sau sinh từ 2 – 4 ngày
– Do kích ứng với một số loại thuốc dị ứng
– Tắc tuyến lệ
– Một số vi khuẩn khác được lây truyền từ mẹ sang con trong khi sinh nở
– Trẻ cũng có thể mắc đau mắt đỏ khi bị dị ứng với lông động vật, bụi

Từ các nguyên nhân kể trên, trẻ có thể mắc bệnh viêm kết mạc và thể hiện qua các biểu hiện như:
– Lòng trắng mắt chuyển từ màu trắng sang đỏ, hồng tùy tình trạng bệnh do các mạch máu đang bị viêm nhiễm. Ban đầu bệnh thường bắt đầu ở 1 mắt và lan sang mắt còn lại.
– Trong mí mắt cũng bị chuyển đỏ
– Mắt xuất hiện các chất nhầy, ghèn mắt vàng, xanh tiết nhiều hơn. Các chất nhầy tụ ở góc mắt, buổi sáng khi trẻ ngủ dậy sẽ kết chặt 2 mí mắt và khô lại khiến trẻ đau đớn khi cố mở mắt.
– Mắt sưng phù khiến trẻ khó mở mắt hoặc không mở được hoàn toàn, ảnh hưởng đến tầm nhìn

Bố mẹ cần chú ý, đau mắt đỏ không khiến trẻ mệt mỏi, sốt mà chỉ khiến trẻ quấy khóc do đau đớn và có dấu hiệu muốn đưa tay dụi mắt do ngứa ngáy. Khi trẻ có các triệu chứng dưới đây, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ kịp thời.
– Mắt trẻ sưng to, đỏ ngầu
– Ghèn mắt nhiều, chuyển từ trắng sang xanh, vàng
– Quấy khóc liên tục
– Bệnh không tự thuyên giảm

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ kịp thời khi bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm.

3. Tính chất nghiêm trọng của bệnh

Bệnh có thể đem đến những hệ quả nghiêm trọng như:
– Nhiễm trùng máu, nhiễm trùng niêm mạc não,… nếu trẻ mắc viêm kết mạc do bệnh lậu mủ
– Vi khuẩn chlamydia trachomatis có thể khiến trẻ bị nhiễm khuẩn ở bộ phận khác
– Khi không được điều trị kịp thời, giữ vệ sinh mắt tốt có thể gây viêm loét giác mạc

4. Điều trị triệt để bệnh

Quá trình điều trị kéo dài bao lâu, phác đồ điều trị ra sao phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh khi đến gặp bác sĩ. Nguyên tắc điều trị bệnh cho trẻ sơ sinh là hạn chế tối đa kháng sinh.
– Với trường hợp nhẹ, trẻ có thể được kê sử dụng thuốc nhỏ mắt và hướng dẫn vệ sinh
– Trường hợp bệnh tiến triển nặng có thể được chỉ định dùng kháng sinh đường uống hoặc tiêm
– Nếu bệnh xảy ra do tắc tuyến lệ, bác sĩ sẽ thực hiện thông tuyến lệ cho trẻ
– Trẻ mắc bệnh do vi khuẩn chlamydia trachomatis được chỉ định sử dụng kháng sinh đường uống bởi kháng sinh điều trị tại chỗ như thuốc nhỏ mắt không cho hiệu quả tối đa. Bởi các vi khuẩn trong mũi hầu vẫn còn đó có thể khiến trẻ bị viêm phổi. Tuy nhiên, việc điều trị cũng có thể được thực hiện kết hợp thuốc nhỏ mắt.
– Nếu viêm kết mạc do lậu cầu có thể cần tiêm tĩnh mạch
– Trường hợp trẻ dị ứng thuốc nhỏ mắt thì bố mẹ cần dừng nhỏ thuốc và xin ý kiến bác sĩ đổi thuốc nhỏ cho trẻ

Điều trị bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Chú ý vệ sinh tay sạch sẽ trước khi nhỏ mắt cho trẻ.

Khi trẻ bị đau mắt đỏ, bố mẹ chú ý không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với trẻ, rửa tay sạch sẽ sau khi tra thuốc cho trẻ. Bên cạnh đó, chú ý tra thuốc ở bên mắt không bị bệnh trước. Bệnh đau mắt đỏ không cần thiết phải điều trị nội trú, bố mẹ có thể đưa trẻ đi khám, xin ý kiến và tuân thủ phác đồ điều trị tại nhà do bác sĩ chỉ định. Nhưng không vì thế mà chủ quan, cần sớm đưa trẻ tái khám nếu có dấu hiệu tiến triển nặng.

5. Làm gì để phòng ngừa bệnh?

Bố mẹ có thể chủ động phòng bệnh cho trẻ bằng các biện pháp như:
– Vệ sinh sạch sẽ tay bằng xà phòng, nước sạch trước khi chăm sóc, cho trẻ ăn uống
– Không đưa tay tiếp xúc với mắt trẻ
– Giữ vệ sinh đồ chơi và đồ dùng cá nhân của trẻ
– Chú ý sử dụng loại thuốc nhỏ mắt phù hợp
– Vệ sinh mắt, mũi trẻ hàng ngày
– Khi người nhà mắc bệnh, tuyệt đối không được cho trẻ tiếp xúc

Vì là bệnh dễ lây lan nên bố mẹ chú ý, điều trị cho trẻ mắc đau mắt đỏ cẩn thận cũng là cách phòng ngừa bệnh cho những thành viên khác trong gia đình và cộng đồng. Bố mẹ hãy lựa chọn những địa chỉ y tế uy tín để đồng hành trong chặng đường chăm sóc và điều trị bệnh cho con. Thu Cúc TCI hiện tại là cơ sở y tế uy tín tự hào thuộc top 3 bệnh viện có chất lượng tốt. Khoa Mắt với các bác sĩ Nhãn khoa đầu ngành chắc chắn sẽ giúp bố mẹ chăm sóc sức khỏe con yêu được toàn diện với chất lượng tốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital