Đau đầu ti là bị làm sao? những lưu ý cần thiết khi đau đầu ti

Xin chào bác sĩ!
Trước thì không nhưng gần đây em cứ chạm vào là đau đầu ti rất khó chịu. Em không biết đau đầu ti là bị làm sao? Mong bác sĩ giải đáp sớm giúp em. Em xin cảm ơn! (Diệu Linh – Hà Nội)

Đau đầu ti là bị làm sao? Đây là băn khoăn thường gặp ở nhiều bạn nữ.

Đau đầu ti là bị làm sao? Đây là băn khoăn thường gặp ở nhiều bạn nữ.

Bạn Diệu Linh thân mến!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về chuyên mục Tư vấn của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Vấn đề bạn quan tâm về đau đầu ti là bị làm sao không chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Hiện tượng đau đầu ti do đâu là băn khoăn của nhiều bạn nữ. Việc tìm ra nguyên nhân gây đau và cách khắc phục kịp thời là rất quan trọng.
– Đau đầu ti do dao động hormone:

  • Trước ngày có kinh nguyệt: Trước ngày kỳ kinh nguyệt xuất hiện, bạn sẽ thấy đau nhức vùng nhũ hoa, cơ thể lúc này giữ một lượng nước khá nhiều, gây ứ đọng cả ở ngực, và núm ti. Hiện tượng này có thể kéo dài suốt kỳ “đèn đỏ” và những ngày sau đó.
  • Do mang thai: Nhiều chị em có hiện tượng đau thắt đầu vú khi mang thai, kèm theo là dấu hiệu đầu vú thâm đen, nhạy cảm. Nguyên nhân là do có sự kích thích tế bào các tuyến cung cấp sữa trong cơ thể mẹ, làm cho các tuyến này căng lên. Sự căng lên này sẽ kích thích các hạch khác căng theo, nhằm cung cấp đủ máu nuôi các tế bào.
Muốn điều trị bệnh cần đi thăm khám tìm đúng nguyên nhân để xử trí đúng cách.

Muốn điều trị bệnh cần đi thăm khám tìm đúng nguyên nhân để xử trí đúng cách.

  • Do stress: Tinh thần mệt mỏi, căng thẳng kéo dài là một nguyên nhân làm đau đầu nhũ hoa. Nguyên nhân là khi áp lực tâm lý, cơ thể sẽ giải phóng các hormone căng thẳng vào hệ thống chung, những kích thích tố gây căng thẳng này có thể gây nhiều triệu chứng bao gồm cả đầu vú cương đau.

– Các nguyên nhân khác: Đau đầu nhũ hoa cũng có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh xơ nang vú, viêm vú, hội chứng tiền mãn kinh, người bị chấn thương, phụ nữ đang cho con bú bị tắc ống sữa gây nhiễm khuẩn, uống một số thuốc gây đau vú như thuốc hạ huyết áp, thuốc trợ tim…
Tốt nhất là bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, đặc biệt khi có các dấu hiệu đau nhũ hoa có tiết dịch, đau đầu nhũ hoa có máu, vú sưng đau, có mật độ cứng rắn, đau đầu ti kéo dài… Bác sĩ sẽ thăm khám, tìm đúng nguyên nhân và có cách xử trí đúng đắn, kịp thời.
Đau đầu ti là bị làm sao? Hi vọng rằng thông qua kiến thức mà chúng tôi cung cấp bạn Diệu Linh đã có được chia sẻ hữu ích. Nếu cần tư vấn thêm kiến thức liên quan, vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc Tổng đài 1900 55 88 92 để được giải đáp miễn phí.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital