Đái tháo nhạt là gì?

Bệnh đái tháo nhạt là gì những dấu hiệu bệnh và cách điều trị như thế nào là vấn đề nhiều người băn khoăn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể.

Bệnh đái tháo nhạt là gì?

Đái tháo nhạt là một căn bệnh mạn tính xảy ra do sự suy giảm hormone ADH trong quá trình chuyển hóa nước ở cơ thể. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, đái tháo nhạt được chia thành hai thể khác nhau: đái tháo nhạt thể thần kinh (đái tháo nhạt trung ương) và đái tháo nhạt thể ngoại biên.

Bệnh đái tháo nhạt cũng là một bệnh chuyển hóa cần được chú ý vì ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người bệnh

Bệnh đái tháo nhạt cũng là một bệnh chuyển hóa cần được chú ý vì ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người bệnh

Bệnh đái tháo nhạt nguy hiểm như thế nào?

Người bệnh khi bị đái tháo nhạt sẽ đi tiểu nhiều, gây cảm giác khát, do đó người bệnh sẽ uống nhiều nước hơn. Tuy nhiên, người cao tuổi thường mất cảm giác khát do tổn thương trung tâm nên sẽ bị mất nước. Nếu bệnh nhân mất nước nặng thì sẽ mệt mỏi, đau đầu, mỏi cơ, da khô, sốt, nôn…

Khi bị đái tháo nhạt, lượng nước tiểu mất rất nhiều với tốc độ nhanh, lượng nước toàn thể vì thế cũng bị mất nhanh. Trong khi đó, trung bình lượng nước tiểu của người già chỉ khoảng 1,5 lít mỗi ngày. Vì vậy, người già sẽ bị nặng hơn khi mất một lượng nước nhiều như vậy.

Ngoài ra, kèm theo mất nước là mất các chất điện giải, dẫn đến một loạt các rối loạn do thiếu điện giải như rối loạn nhịp tim, rối loạn co thắt ruột, co cơ… Nguy hiểm hơn, các rối loạn này có thể dẫn đến nguy cơ tử vong do ngừng tim, tụt huyết áp do mất nước, mất dịch.

Điều trị bệnh đái tháo nhạt như thế nào?

Phương pháp điều trị bệnh đái tháo nhạt phụ thuộc vào các yếu tố và nguyên nhân gây bệnh.

Thăm khám và điều trị đái tháo nhạt cần thực hiện càng sớm càng tốt

Thăm khám và điều trị đái tháo nhạt cần thực hiện càng sớm càng tốt

Nếu nguyên nhân gây bệnh là do sức ép của khối u lên tuyến yên, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u. Ngoài ra, nếu nguyên nhân là do ảnh hưởng tạm thời của các ca phẫu thuật não hoặc các bệnh khác, người bệnh có thể được chỉ định các loại thuốc chuyên biệt, mà không cần đến phẫu thuật.

Đặc biệt, người bệnh nên kiểm soát lượng nước uống vào và thải ra. Nếu khát nước, người bệnh không nên uống quá ít hoặc quá nhiều, chỉ nên uống một lượng vừa đủ để thận có thể hoạt động ổn định lại.

Ngoài ra, người bệnh có thể kiểm soát tốt tình trạng đái tháo nhạt của mình nếu lưu ý vài điều sau đây:

  • Uống nước vừa đủ khi khát;
  • Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ;
  • Tìm bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm nếu bạn cần phải phẫu thuật;
  • Thông báo ngay cho bác sĩ nếu bạn không hết cảm giác khát nước;
  • Đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất nếu bạn có dấu hiệu sốt cao, tiêu chảy, đổ mồ hôi hoặc bạn vẫn đi tiểu nhiều hơn ngay cả trong giai đoạn điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital