Cứng khớp phải làm sao để điều trị kịp thời?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Cứng khớp là tình trạng tiến triển của bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp thường gặp ở người trưởng thành hoặc người cao tuổi. Vậy cứng khớp phải làm sao để  chữa trị hiệu quả?

Hiện tượng cứng khớp là gì?

Khi “khớp bị khô”, sẽ có hiện tượng cứng khớp, các khớp khi đó sẽ bị đau khi vận động hoặc phát ra tiếng “lạo xạo” ,“lục cục”. Đôi khi, chúng chỉ biểu hiện đơn độc, nhưng cũng có thể kèm theo các chứng sưng, nóng, đau, đỏ, thậm chí còn làm hạn chế vận động. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, đi cùng với dấu hiệu cứng khớp là tình trạng sụn khớp bị hư tổn, bào mòn dần, khiến hai đầu xương mất đi lớp đệm có tác dụng giảm lực và ma sát nên cọ vào nhau gây đau đớn kéo dài cùng nhiều hậu quả nghiêm trọng khác như xương mọc gai, biến dạng khớp, cứng khớp nặng.

Cứng khớp là triệu chứng cảnh báo bệnh lý xương khớp cần phát hiện sớm và chữa trị hiệu quả

Cứng khớp là triệu chứng cảnh báo bệnh lý xương khớp cần phát hiện sớm và chữa trị hiệu quả

Cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng, có trường hợp kéo dài cả tiếng đồng hồ, đó là triệu chứng điển hình của viêm khớp dạng thấp và cả của thoái hóa khớp mạn tính. Ở những người bệnh viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, tự tấn công, chống lại các tế bào và các cơ quan của chính cơ thể mình, dẫn tới các biểu hiện của bệnh, trong đó có các tổ chức của khớp (bao hoạt dịch, gân, dây chằng, sụn khớp, tổ chức dưới sụn khớp…).

Cứng khớp phải làm sao?

Khi bị cứng khớp, người bệnh cần bĩnh tĩnh, không nên nóng vội, không quá lo lắng. Vì vậy, người bệnh không nên cố gắng cử động mà cần xoa bóp nhẹ nhàng vùng các khớp bị cứng giúp máu lưu thông để cơ, dây chằng… giãn dần, nhất là khớp gối, khớp cổ chân, bàn chân. Có thể dùng các loại dầu làm nóng, vừa thoa dầu vừa xoa bóp kéo dài khoảng 10 – 20 phút.

Nếu đã biết nguyên nhân cứng khớp, cần điều trị nguyên nhân theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh cho mình. Tuyệt đối không nghe lời mách bảo của người không có chuyên môn về y học và không dùng đơn thuốc của người khác để mua thuốc cho mình. Nếu chưa biết nguyên nhân tại sao bị cứng khớp cần đi khám bệnh ngay, tốt nhất là khám chuyên khoa khớp hoặc nội tổng quát.

Khám xương khớp định kỳ thường xuyên điều trị bệnh cứng khớp hiệu quả

Khám xương khớp định kỳ thường xuyên điều trị bệnh cứng khớp hiệu quả

Ngoài ra, nên có chế độ vận động cơ thể theo chỉ dẫn của bác sĩ khám bệnh cho mình, nhất là các trường hợp thoái hóa khớp biến dạng,… Trước khi tập thể dục, thể thao, người bệnh nên xoa bóp các cơ khớp, khởi động nhẹ nhàng cơ thể để máu lưu thông. Không nên nôn nóng, đốt cháy giai đoạn, nên luyện tập thể thao tăng dần từ nhẹ đến nặng, không tập những động tác khó, quá sức mình. Những môn thể thao có lợi cho xương khớp là đi bộ, đi xe đạp, bơi lội rất có ích cho sự mềm dẻo, linh hoạt của khớp. Bên cạnh đó, nên có chế độ ăn, uống hợp lý.

Trên đây là một số thông tin về hiện tượng cứng khớp nếu bạn đọc còn băn khoăn cần được giải đáp cụ thể vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital