Có nên uống nhiều nước sau khi nôn?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Nôn có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó hoặc có thể xảy ra như tác dụng phụ của các phương pháp điều trị y tế. Mặc dù không có hại như nôn có thể dẫn đến mất nước – một tình trạng đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em hoặc người lớn tuổi. Tuy nhiên không phải vì thế mà phải cố gắng uống nhiều nước để bù đắp vào lượng nước đã mất. Uống nhiều nước sau khi nôn hoặc bất kỳ chất lỏng nào khác thậm chí còn làm nhiều người bị nôn nhiều hơn.

1. Vậy làm thế nào để bù nước cho cơ thể sau khi nôn?

Khoảng 1 - 2 giờ sau khi nôn hoặc khi tình trạng nôn mửa đã giảm, bắt đầu quá trình bù nước chậm

Khoảng 1 – 2 giờ sau khi nôn hoặc khi tình trạng nôn mửa đã giảm, bắt đầu quá trình bù nước chậm

Đừng uống bất kỳ loại chất lỏng nào sau khi nôn trong 1 – 2 giờ. Nếu bị khô miệng hoặc miệng có mùi vị khó chịu, có thể súc miệng bằng nước hoặc ngậm 1 mẩu nước đá. Khoảng 1 – 2 giờ sau khi nôn hoặc khi tình trạng nôn mửa đã giảm, bắt đầu quá trình bù nước chậm. Uống nước từ từ, nhâm nhi khoảng 15 phút một lần trong khoảng 3 – 4 giờ. Nếu bắt đầu nôn một lần nữa, bắt đầu lại quá trình bù nước từ đầu.

2. Các loại đồ uống phù hợp

Sau khi nôn, tuyệt đối không sử dụng các loại đồ uống có chứa cồn hoặc caffeine. Nước lọc hoặc nước ép trái cây, nước uống thể thao, nước canh… là những loại đồ uống phù hợp. Lưu ý không uống các loại nước ép trái cây có tính axit như nước cam hoặc nước chanh. Không uống sữa và các loại đồ uống khác có chứa chất béo. Nếu nôn kèm theo tiêu chảy, nên hạn chế các loại đồ uống có đường, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy.

Đi khám bác sĩ ngay nếu nghi ngờ bị mất nước hoặc đã nôn mửa kéo dài hơn 24 giờ

Đi khám bác sĩ ngay nếu nghi ngờ bị mất nước hoặc đã nôn mửa kéo dài hơn 24 giờ

3. Khi nào nên tới bệnh viện?

Trong một số trường hợp, người bị nôn mửa có thể tự chăm sóc tại nhà nhưng đôi khi người bệnh sẽ phải tới bệnh viện để thăm khám. Mất nước là một tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra sau khi nôn mửa. Trẻ em và người lớn tuổi là những đối tượng có nguy cơ cao nhất. Đặc biệt là trẻ nhỏ, khả năng giao tiếp chưa hoàn chỉnh, cha mẹ cần chú ý theo dõi và phát hiện sớm các dấu hiệu mất nước ở trẻ bao gồm: khô miệng, tim đập nhanh, mắt trũng, ít nước mắt, chóng mặt hoặc lờ đờ. Đi tiểu ít trong 8 giờ cũng là một dấu hiệu cần chú ý. Đi khám bác sĩ ngay nếu nghi ngờ bị mất nước hoặc đã nôn mửa kéo dài hơn 24 giờ. Trẻ em cần đi khám bác sĩ nếu đã nôn trong hơn 12 giờ.

Người bệnh nên chờ ít nhất là 12 giờ sau khi nôn để bắt đầu ăn thức ăn đặc. Nên tiêu thụ thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, bánh quy giòn, cơm… Chỉ nên ăn đồ ăn có vị nhạt, tránh thức ăn cay và giàu chất béo. Ngoài ra, tránh ăn trái cây tươi và rau quả nếu nôn kèm theo tiêu chảy. Ngừng ăn nếu buồn nôn, ói mửa tiếp tục quay trở lại.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital