Chụp CT có hại không – chia sẻ từ chuyên gia

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Trần Hoàng Tùng

Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

Chụp CT có hại không là thắc mắc chung của nhiều người  khi được chỉ định thực hiện xét nghiệm hình ảnh này vì e ngại lượng bức xạ từ máy chụp sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây.

Chụp CT có hại không là thắc mắc chung của nhiều người khi được chỉ định thực hiện xét nghiệm hình ảnh này.

Chụp CT có hại không là thắc mắc chung của nhiều người khi được chỉ định thực hiện xét nghiệm hình ảnh này.

Chụp CT hay chụp cắt lớp là kỹ thuật dùng nhiều tia X quang quét lên một khu vực của cơ thể theo lát cắt ngang phối hợp với xử lý bằng máy vi tính để được một hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều cần chụp.
Với câu hỏi chụp CT có hại không, theo đánh giá của các chuyên gia y tế đây là một xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh an toàn, có nguy cơ rủi ro thấp. Vấn đề thường gặp nhất là phản ứng bất lợi của cơ thể với chất liệu tương phản tĩnh mạch. Chất liệu tương phản tĩnh mạch còn được gọi là thuốc cản quang được sử dụng trong một số trường hợp để làm rõ hơn hình ảnh của một khối bất thường khi chụp CT. Thuốc cản quang có thể gây ra tác dụng phụ như ngứa, phát ban, nổi mề đay hoặc nóng bừng khắp cơ thể. Tuy nhiên những triệu chứng này thường biến mất khá nhanh chóng. Nếu cần thiết, người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng histamin để làm giảm các triệu chứng khó chịu nêu trên.

Chỉ chụp CT có hại không khi có chỉ định của bác sĩ.

Chỉ chụp CT khi có chỉ định của bác sĩ.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, một phản ứng phản vệ có thể xảy ra, khiến bệnh nhân bị phát ban nặng hoặc khó thở. Phản ứng này là khá hiếm, nhưng là có khả năng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Nhiễm độc thận dẫn tới suy thận là một biến chứng rất hiếm của thuốc cản quang được sử dụng trong chụp CT. Những người có bệnh tiểu đường, bị mất nước, hoặc những bệnh nhân đã có suy giảm chức năng thận dễ gặp phải biến chứng này. Loại thuốc cản quang mới được phát triển như Isovue đã gần như loại trừ biến chứng nguy hiểm nêu trên.
Ngoài ra nhiều người thường lo ngại về lượng bức xạ tiếp xúc khi chụp CT có hại không. Tuy nhiên lượng bức xạ tiếp xúc ở mỗi lần chụp là tối thiểu. Ở nam giới và phụ nữ không mang thai, chưa có ghi nhận nào về tác dụng phụ của bức xạ do chụp CT.

Lượng bức xạ tiếp xúc ở mỗi lần chụp CT có hại không là tối thiểu.

Lượng bức xạ tiếp xúc ở mỗi lần chụp CT là tối thiểu.

Với phụ nữ đang mang thai, cần thông báo trước về tình trạng thai kỳ cho bác sĩ và lựa chọn các xét nghiệm hình ảnh khác, chẳng hạn như siêu âm, để không ảnh hưởng tới thai nhi.
Gần đây nhiều nghiên cứu cho biết tiếp xúc với bức xạ trong chụp CT có thể dẫn tới sự gia tăng rất nhỏ nguy cơ ung thư. Trong đó, trẻ em là đối tượng được quan tâm đặc biệt vì bởi vì trẻ em có nhiều vùng nhạy cảm với tia xạ hơn người lớn và ảnh hưởng của tia xạ có thể làm tiến triển ung thư trong suốt cuộc đời sau này. Tuy nhiên vấn đề này có thể chấp nhận được nếu lợi ích của việc chụp CT là rõ ràng hơn so với nguy cơ.  Máy chụp CT có thể được điều chỉnh để lượng bức xạ tiếp xúc thích hợp cho bệnh nhân nhi.  Để đảm bảo an toàn chỉ chụp CT khi có chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital