Hỗ trợ điều trị đau bụng kinh như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Đau bụng kinh nguyệt là vấn đề thường gặp ở nhiều phụ nữ. Đau bụng kinh không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi, trong nhiều trường hợp, đau bụng kinh nguyệt còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý nghiêm trọng cần được hỗ trợ điều trị trị sớm. Bài viết dưới đây đề cập đến một số cách hỗ trợ điều trị đau bụng kinh hiệu quả.

1. Nguyên nhân đau bụng kinh

Đau bụng kinh có thể do các nguyên nhân sau:
-Lạc nội mạc tử cung: Nội mạc tử cung và hàm lượng prostaglandin trong máu kinh tăng lên, prostaglandin tác động đến các cơ tử cung, làm chúng co lại gây đau bụng kinh.
-Tử cung  co thắt quá mức.

Đau bụng kinh nguyệt là vấn đề nhiều chị em phụ nữ gặp phải.

Đau bụng kinh nguyệt là vấn đề nhiều chị em phụ nữ gặp phải.

-Tử cung co thắt không bình thường.
-Vị trí của tử cung không bình thường (lùi về phía sau hoặc quá ngả về phía trước) ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu kinh gây đau bụng kinh.
-Ống cổ tử cung quá hẹp sẽ làm cản trở dòng lưu thông của kinh nguyệt gây đau bụng kinh.
-Nhân tố gen di truyền: con gái bị đau bụng kinh có mối liên quan nhất định đến người mẹ.
-Yếu tố nội tiết: đau bụng trong kì kinh nguyệt có liên quan đến sự gia tăng của progesterone.
-Môi trường sống ô nhiễm cũng gây nên đau bụng kinh.
-Vận động quá mạnh, trúng gió, cơ thể nhiễm lạnh trong thời kỳ kinh nguyệt dễ dẫn đến đau bụng kinh.

2. Hỗ trợ điều trị đau bụng kinh như thế nào?

Có nhiều cách hỗ trợ điều trị đau bụng kinh khác nhau. Dưới đây là một số cách hỗ trợ điều trị đau bụng kinh, chị em có thể tham khảo và áp dụng để làm giảm những cơn đau bụng kinh nguyệt hàng tháng.

hỗ trợ chữa đau bụng kinh nguyệt như thế nào là vấn đề được các chị em phụ nữ đặc biệt quan tâm

hỗ trợ điều trị đau bụng kinh nguyệt như thế nào là vấn đề được các chị em phụ nữ đặc biệt quan tâm.

Chườm ấm bụng: Lấy một ít nước ấm cho vào chai thủy tinh hoặc bình cao su rồi chườm vào phần bụng dưới. Chườm nước ấm sẽ giúp bạn bớt đau bụng khi tử cung co thắt để đẩy lượng máu kinh ra ngoài.
Đắp gừng tươi: Gừng tươi giã hoặc xắt lát, chườm vào phần bụng dưới khoảng 5-7 phút sẽ giúp bạn giảm những cơn đau bụng kinh rất hiệu quả.
Dán cao hoặc xoa dầu.
Massage nhẹ vùng bụng dưới sẽ giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và sẽ giảm đau thật hiệu quả.
Vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ, đúng cách; tránh làm việc nặng, làm việc quá sức; không nên sinh hoạt tình dục trong những ngày kinh nguyệt giúp bạn giảm đau bụng kinh hiệu quả.
Giữ ấm cơ thể, tránh để cơ thể nhiễm lạnh. Trong thời kỳ kinh nguyệt, chị em nên uống nhiều nước ấm, dùng túi giữ nhiệt hoặc chườm nóng giúp giảm cơn đau bụng kinh đáng kể.
Ăn uống đủ chất đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Nên kiêng các chất kích thích như café, trà, rượu và một số gia vị cay, nóng, chua…

Tập thể dục thường xuyên giúp chị em thoải mái hơn trong ngày “đèn đỏ”. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên để giúp hỗ trợ giảm đau bụng kinh.
Với các trường hợp đau bụng kinh bất thường (đau dữ dội kèm theo nôn mửa, ngất xỉu, co giật…) cần đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và có biện pháp xử trí kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital