Chửa bụng dưới có ảnh hưởng gì tới thai nhi không?

Chào bác sĩ. Năm nay em 27 tuổi mang thai lần đầu. Thai của em được 22 tuần tuổi. Ai cũng bảo em mang thai bụng dưới. Bác sĩ cho em hỏi chửa bụng dưới có ảnh hưởng gì tới thai nhi không? Em nên ăn uống như thế nào cho hợp lý? Thu Phương (Cầu Giấy, HN)
Trả lời
Chào Phương. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về địa chỉ hòm thư contact@thucuchospital.vn của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Với thắc mắc “chửa bụng dưới có ảnh hưởng gì tới thai nhi không?” của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Chửa bụng dưới không phải là trường hợp hiếm gặp, nó chỉ phản ảnh phần nào về cơ bụng mà không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của em bé. Do đó bạn không cần phải quá lo lắng về tình trạng của mình.

chua-bung-duoi-co-nguy-hiem-khong

Chửa bụng dưới có nguy hiểm không là băn khoăn chung của nhiều chị em bầu bí

Hiện nay bạn đang mang thai ở thời kỳ mang thai 3 tháng giữa nên cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của thai nhi. Thời kỳ này thai nhi sẽ phát triển gấp 2-3 lần bình thường nên em cần tăng khoảng 3-4kg. Vì vậy chế độ ăn của bạn có thể áp dụng như sau:
– Ăn các thức ăn giàu chất đạm vì đây là thời điểm cơ thể thai nhi phát triển nên cần đạm để phát triển các bộ phận cơ thể đặc biệt là bộ não. Thực phẩm giàu đạm như thịt bò, thịt lợn, trứng, sữa…
– Tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi như tôm con, tép, cua, sữa … để cung cấp đủ canxi cho thai nhi.
– Bổ sung sắt cho cơ thể bằng việc uống viên sắt/axit folic và ăn các thực phẩm giàu sắt như trứng gà, sữa, đậu, gan, thận, tim lợn, rau xanh …
Bên cạnh đó bạn cũng cần ăn các thực phẩm giàu vitamin như rau xanh, hoa quả tươi, xương, trứng gà, cà rốt…

chua-bung-duoi-co-nguy-hiem-khong1

Chửa bụng dưới không nguy hiểm, chị em cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hàng ngày để tăng cường dưỡng chất cho bé

Ngoài chế độ ăn uống, bạn cũng cần chú ý tới tư thế nằm ngủ để không ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Tốt nhất bạn nên nằm nghiêng sang trái nhiều hơn vì tư thế ngửa hoặc nghiêng sang phía phải trong thời gian dài có thể đã gây cản trở lượng máu truyền cho thai nhi.
Khi thức dậy nên chống tay và nghiêng người ngồi dậy từ từ. Lúc bước xuống giường, đưa hai chân xuống trước rồi chống tay để nâng người thẳng lên trước khi bước hẳn xuống đất. Khi ngồi nên tựa thẳng lưng vào thành ghế, nếu cần có thể kê thêm chiếc gối nhỏ phía sau…
Nếu còn băn khoăn hay cần tư vấn hỗ trợ thêm về gói khám thai định kỳ, mời bạn liên hệ theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital