Chớ chủ quan với bệnh viêm xoang ở trẻ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm xoang và nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển gây biến chứng nghiêm trọng vì vậy cha mẹ chớ chủ quan với bệnh viêm xoang ở trẻ cần chủ động phòng ngừa và chăm sóc trẻ đúng cách.

Biến chứng bệnh viêm xoang ở trẻ

Nếu trẻ mắc bệnh mà không được điều trị hoặc điều trị không triệt để có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm sau này.

Bệnh đường hô hấp mạn tính

Viêm phế quản mạn tính: thường do viêm xoang hàm và xoang sàng. Trẻ hay ho, khạc đờm đôi khi lẫn máu, sốt nhẹ về chiều, chán ăn.

Viêm họng mạn tính: trẻ thường xuyên đau họng, nuốt vướng do mủ liên tục chảy xuống họng. Trẻ có thể bị đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu, nghẹt thở,…

Trẻ bị viêm xoang cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hiệu quả

Trẻ bị viêm xoang cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hiệu quả

Ảnh hưởng đến mắt

Do các xoang ở vị trí bao quanh ổ mắt nên khi viêm xoang tiến triển lâu dài có thể làm ảnh hưởng tới mắt gây giảm thị lực hoặc viêm xung quanh mắt.

Viêm tắc mạch máu

Viêm tắc mạch cung cấp máu cho xương sọ có thể gây viêm cốt tủy, trẻ thấy đau nhức ở vùng xương bị viêm: trán, thái dương,…, đồng thời vùng đó sưng lên, tạo thành ổ áp xe. Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang có thể gây nên các triệu chứng đáng sợ: sốt cao, rét run, nhức đầu, cứng gáy,… thể hiện một tình trạng rất nặng, có thể gây tử vong.

Viêm não, áp xe não

Trẻ có biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng và tăng áp lực trong sọ: sốt cao, có thể co giật, nôn, buồn nôn, nhức đầu tăng dần, nhìn mờ,… Tiên lượng không tốt nếu có áp xe thùy trán.

Chăm sóc trẻ bị viêm xoang đúng cách

Khi trẻ có triệu chứng viêm xoang, cha mẹ cần sớm đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ nội soi chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả. Bên cạnh việc dùng thuốc cho bé theo chỉ định của bác sỹ, các mẹ có thể lưu ý một số điều sau:

  • Rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý, giúp bé lấy sạch các cặn bẩn, dịch nhầy trong đường hô hấp của bé.
  • Cho bé uống nhiều nước và ăn thêm các loại trái cây chứa vitamin A, C giúp bảo vệ niêm mạc và tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Các mẹ không nên tự ý cho bé dùng các loại thuốc chống phù nề dạng phun sương, thuốc chống nghẹt mũi mà không có chỉ định của bác sĩ. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến huyết áp, tim mạch hay gây chảy mũi bù trừ hoặc khô mũi quá mức cho trẻ.
Điều trị viêm xoang cho trẻ cần được tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ

Điều trị viêm xoang cho trẻ cần được tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ

Phòng ngừa bệnh cho trẻ

Bệnh viêm xoang khá phổ biến và có khả năng lây truyền tuy nhiên bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng các biện pháp như sau:

  • Giữ gìn vệ sinh cho trẻ. Tập cho bé thói quen rửa tay sau khi chơi đồ chơi, tiếp xúc với các đồ vật bị bẩn, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, nhất là mỗi khi trẻ bị cảm lạnh.
  • Giữ cho môi trường sống của trẻ: nhà ở, lớp học luôn sạch sẽ. Khi ra đường, tiếp xúc với khói bụi, các mẹ nên cho bé đeo khẩu trang. Tránh để trẻ phải hút thuốc lá thụ động.
  • Trong mùa lạnh, hanh khô, các mẹ nên có máy giữ ẩm không khí, hay đơn giản đặt một chậu nước trong nhà. Điều này giúp đường hô hấp của bé không bị quá khô, dễ tổn thương. Nên thường xuyên làm sạch máy giữ ẩm.
  • Các bệnh đường hô hấp nói chung, trong đó có viêm xoang là những bệnh phổ biến gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và khiến các gia đình lo lắng. Giữ môi trường sống trong lành và xây dựng một lối sống lành mạnh là một cách đơn giản nhưng hiệu quả giúp các mẹ có thể phòng tránh bệnh cho bé yêu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital