Chỉ số hồng cầu trong máu là gì?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Ai cũng biết hồng cầu là thành phần quan trọng cấu tạo máu tuy nhiên nói về chỉ số hồng cầu trong máu là gì thì nhiều người còn băn khoăn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cụ thể bạn đọc nên tham khảo.

1. Chỉ số hồng cầu trong máu là gì?

Số lượng hồng cầu trung bình của người Việt Nam là: nam giới khoảng 4,2 triệu/mm3 và nữ giới khoảng 3,8 triệu/mm3 máu. Lượng hồng cầu có thể thay đổi ít trong ngày, thấp lúc ngủ và cao khi vận động. Hồng cầu ở trẻ sơ sinh cao hơn người lớn khoảng 5 triệu/mm3 máu, nhưng trong 10 ngày đầu khi trẻ được sinh ra, một số hồng cầu bị tiêu đi gây tình trạng vàng da sinh lý trẻ sơ sinh. Một vài tháng sau, hồng cầu trẻ xấp xỉ của người trưởng thành.

Chỉ số hồng cầu trong máu giúp chẩn đoán tình trạng máu trong cơ thể

Chỉ số hồng cầu trong máu giúp chẩn đoán tình trạng máu trong cơ thể

– Số lượng hồng cầu tăng trong trường hợp: cô đặc máu (mất nước, nôn nhiều, đi ngoài…), đa hồng cầu thực (bệnh Vaquez).

– Số lượng hồng cầu giảm: có thể đi kèm giảm lượng huyết sắc tố và hematocrit, nhưng không phải mức độ lúc nào cũng song hành.

2. Thiếu hồng cầu có di truyền không

Có nhiều nguyên nhân gây thiếu hồng cầu trong máu, trong đó yếu tố di truyền do bất thường màng hồng cầu, bất thường huyết sắc tố, hoặc thiếu men cũng là nguyên nhân quan trọng. Bệnh thiếu máu do di truyền chưa thể phòng ngừa ngoài việc kiểm tra chồng, vợ hay bào thai giúp chỉ dẫn họ về xác suất con có mầm bệnh hay không.

Đối với việc thiếu máu do bất thường huyết sắc tốm cần truyền màu thường xuyên và theo dõi vấn đề ứ sắt để giảm bớt biến chứng của bệnh. Trong trường hợp thiếu máu di truyền do thiếu men G6PD bệnh nhân sẽ được hướng dẫn danh sách các thuốc nguy hiểm không nên dùng và thực phẩm nên tránh.

Cần xét nghiệm máu định kỳ thường xuyên

Cần xét nghiệm máu định kỳ thường xuyên

3. Thiếu hồng cầu phải làm sao?

Thiếu hồng cầu do thiếu sắt sẽ phải bổ sung sắt để cơ thể có thể hấp thụ dễ dàng. Luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc bổ sung sắt, lượng sắt dư thừa có thể gây hại. Các triệu chứng của tình trạng quá tải sắt bao gồm mệt mỏi, nôn, tiêu chảy, đau đầu, khó chịu… Nên tăng lượng chất sắt trong chế độ ăn uống. Nguồn thực phẩm nhiều chất sắt bao gồm thịt đỏ, đậu, lòng đỏ trứng, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và hải sản…

Bổ sung vitamin B12 khi bị thiếu hồng cầu trong máu

Bổ sung vitamin B12 khi bị thiếu hồng cầu trong máu

Đối với thiếu máu do thiếu B12 và folate vitamin, bác sĩ cũng có thể khuyên nên tăng lượng vitamin B12 trong chế độ ăn uống. Nguồn thực phẩm cung cấp vitaminB12 là thịt, gan, thận, cá, hàu, trai, sữa, pho mát và trứng.

Trong một số trường hợp thiếu máu do bị thận mạn tính, cần tiêm hormon erythropoietin. Ở bệnh hồng cầu hình liềm, dùng hydroxyruena để giúp giảm đau.

Khi thiếu máu nặng, cần truyền máu cùng nhóm. Nếu cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu, có thể chữa bằng cấy ghép tủy xương hay máu từ cuống rốn. Tế bào máu bị phá hủy quá nhanh, cần điều trị huyết tương hay loại bỏ lá lách. Việc điều trị cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi chặt chẽ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital