Chỉ số CEA cao có nguy hiểm không? điều cần quan tâm

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Đỗ Thị Hằng

Trưởng khoa Xét nghiệm
CEA là một kháng nguyên có ở tế bào ruột của thai nhi và khi trưởng thành thì chỉ còn nồng độ rất thấp ở trong máu. Chỉ số CEA cao có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều độc giả.

1. CEA là gì?

CEA (carcininolembrionicthường) được sản sinh trong quá trình phát triển của thai nhi. Việc sản xuất CEA dừng lại trước khi sinh, và CEA của người lớn khỏe mạnh thường rất thấp. Bên cạnh đó, thử nghiệm CEA được chỉ định nếu bác sĩ nghi ngờ một số bệnh ung thư; đánh giá hiệu quả điều trị, theo dõi ung thư tái phát bởi trong các trường hợp này, nồng độ CEA thường khá cao.

Chỉ số CEA cao gây nhiều lo lắng cho người bệnh

Thử nghiệm CEA được chỉ định nếu bác sĩ nghi ngờ một số bệnh ung thư – ảnh minh họa

2. Chỉ số CEA cao có nguy hiểm không?

Bình thường nồng độ CEA là 0-5 ng/ml. Tỷ lệ các bênh nhân ung thư có tăng CEA > 5 ng/ml tuỳ theo các phủ tạng khác nhau nhưng thường dao động từ 50-70%.
CEA tăng trong một số loại ung thư nhất định, đặc biệt là ung thư ruột già (ung thư đại trực tràng và ung thư trực tràng). CEA cũng có thể tăng ở những người bị ung thư tuyến tụy, vú, buồng trứng, hoặc phổi. Do vậy, xét nghiệm này thường có giá trị:

– Theo dõi việc điều trị của bệnh nhân ung thư đại tràng. Xét nghiệm CEA cũng được sử dụng như một dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến giáp thể tủy và ung thư trực tràng, phổi, vú, gan, tuyến tụy, dạ dày, và buồng trứng.

– Một xét nghiệm CEA ban đầu thường tiến hành trước khi điều trị và được xem như giá trị cơ sở. Các xét nghiệm CEA sau đó sẽ được dùng để đánh giá khả năng đáp ứng với điều trị, giai đoạn ung thư (kích thước khối u, mức độ lan rộng) và xác định xem liệu ung thư đã tiến triển hoặc tái phát hay chưa.

chỉ số CEA cao có ảnh hưởng đến bệnh nhân ung thư đại tràng

CEA thường được dùng để theo dõi việc điều trị của bệnh nhân ung thư đại tràng.

Tuy nhiên, chỉ số CEA trong máu cao chưa thể kết luận ung thư bởi có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến nồng độ CEA:

– Carcinoma niệu-sinh dục

– Bệnh lý viêm dạ dày- ruột( chẳng hạn như viêm loét đại tràng, viêm túi thừa, viêm túi mật, viêm tuỵ)

Xơ gan

– Những bệnh lý khác của gan

– Viêm, loét dạ dày

– Hút thuốc lá nhiều

– Nhiễm trùng phổi

– Viêm phổi

Viêm tụy

– Chảy máu quá nhiều (hiếm)

– Ngất xỉu hoặc cảm giác chóng mặt

– Tụ máu (máu tích tụ dưới da)

– Nhiễm trùng

chỉ số CEA cao ở những bệnh nhân xơ gan

CEA cũng có thể cao ở những bệnh nhân xơ gan

Như vậy, chỉ dựa vào chỉ số CEA cao chưa thể đánh giá được chính xác bệnh lý mà bạn đang gặp phải. Để chẩn đoán chính xác nhất, tốt hết bạn nên mang kết quả khám đến gặp bác sĩ. Sau khi khám lâm sàng và xem xét kết quả, nếu phát hiện bất thường, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm khác như: chụp X-quang, siêu âm, sinh thiết…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital