Chế độ ăn cho trẻ béo phì để đảm bảo sức khỏe và phát triển

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Thừa cân béo phì đang ngày càng gia tăng ở trẻ em. Đây là mối nguy hại lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy cần áp dụng chế độ ăn cho trẻ béo phì giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.

1. Béo phì có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Chứng béo phì ở trẻ em rất nghiêm trọng. Những đứa trẻ béo phì có khuynh hướng lớn lên sẽ trở thành những người béo mập có nhiều nguy cơ bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, ung thư, ngừng thở khi ngủ và rối loạn về khớp xương…

Ngoài ra thì trẻ có thể không tự tin nếu như chúng bị bạn bè trêu đùa hay tẩy chay khỏi các trò chơi tập thể.

Chế độ ăn cho trẻ béo phì ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Béo phì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ

Các biến chứng gan ở trẻ em béo phì đã được đưa ghi nhận, đặc biệt đặc tính nhiễm mỡ gan và triệu chứng tăng men gan (transaminase huyết thanh). Các bất thường men gan cũng có thể liên quan với bệnh sỏi mật, nhưng bệnh này thường hiếm gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Trẻ em bị béo phì có thể bị các biến chứng về mặt giải phẫu. Nghiêm trọng là bệnh Blount (một dị dạng xương chày do phát triển quá mạnh), dễ bị bong gân mắt cá chân.

Nghẽn thở khi ngủ và bệnh giả u não. Nghẽn thở khi ngủ có thể gây chứng thở quá chậm và thậm chí ở những trường hợp nặng có thể gây tử vong. Bệnh giả u não là một bệnh hiếm gặp liên quan đến tăng áp suất trong sọ não, đòi hỏi cần phải đi khám ngay.

2. Chế độ ăn cho trẻ béo phì

Khi trẻ có dấu hiệu béo phì, cha mẹ cần tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn thích hợp và các thói quen dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Thay đổi chế độ ăn uống cho trẻ giúp kiểm soát cân nặng

Thay đổi chế độ ăn uống cho trẻ giúp kiểm soát cân nặng

Không nên cho trẻ ăn theo một chế độ ăn đặc biệt làm giảm cân. Thay vào đó, bạn hãy sửa đổi chế độ ăn của cháu với các thức ăn ít chế biến, giàu chất xơ hơn như bột còn nguyên cám, gạo lức, trái cây và rau tươi để bảo đảm rằng trẻ vẫn có chế độ ăn cân bằng với đủ vitamin và khoáng chất. Giảm bớt bột, đường tinh luyện trong nấu ăn.

Tránh cho trẻ ăn bánh ngọt, bánh quy, kẹo và các loại nước ngọt có đường.

Cố gắng đừng chiên thức ăn. Thay vào đó nên nướng hoặc hấp. Lạng bỏ phần mỡ của các miếng thịt trước khi nấu. Ðừng cho bé ăn vặt, bánh mì ngọt nướng. Thay vào đó cho cháu ăn bánh mì nướng giòn, cần tây hay táo. Đừng mua những đồ ăn vặt nhiều béo, đường hoặc muối về nhà.

Khuyến khích trẻ uống nhiều nước.

Khuyến khích trẻ hoạt động vui chơi nhiều

Khuyến khích trẻ hoạt động vui chơi nhiều

Khuyến khích đứa trẻ năng hoạt động: Tạo điều kiện cho trẻ tham gia thường xuyên các trò chơi vận động thú vị. Hạn chế thời gian xem TV và chơi game của trẻ.

Quá trình giảm cân của trẻ không hề dễ dàng. Bởi thế bạn hãy luôn tích cực động viên trẻ, lắng nghe nếu trẻ cảm thấy áp lực với chế độ ăn hoặc luyện tập, cùng trẻ suy nghĩ tìm ra biện pháp phù hợp. Hãy tích cực hỗ trợ cho trẻ trong quá trình giảm cân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital