Chảy máu cam là bệnh gì?cách xử trí như thế nào

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Chảy máu cam có thể gặp ở mọi lứa tuổi trong đó khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Vậy chảy máu cam là bệnh gì và cách xử trí như thế nào đúng đắn để ngăn chặn chảy máu, hạn chế biến chứng bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin.

Chảy máu cam thường gặp ở trẻ nhỏ

Chảy máu cam (hay chảy máu mũi) là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, ít gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng rất dễ làm trẻ và người nhà lo lắng, sợ hãi.

Chảy máu cam là bệnh gì?
Chảy máu cam thường gặp ở trẻ nhỏ

Mỗi ngày, có hàng trăm ca chảy máu cam ở trẻ được bố mẹ đưa đến bệnh viện, nhưng chỉ 6 đến 10% trong số đó cần ở lại bệnh viện điều trị.

Trẻ em thường bị chảy máu cam nhiều hơn người lớn do mạch máu mỏng và sát với niêm mạc mũi. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, không ngoại trừ nguyên nhân bệnh lý.

Chảy máu cam là bệnh gì?

Chảy máu cam có thể đơn thuần là hiện tượng sinh lý thông thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý như:

– Các bệnh về mũi như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, polyp mũi khiến bệnh nhân luôn trong trạng thái hắt hơi, chảy mũi làm niêm mạc mũi liên tục bị tổn thương và chảy máu.

nguyên nhân chảy máu cam
Chảy máu cam có thể do rối loạn chuyển hóa đông máu

– Bệnh nhân mắc phải chứng rối loạn chuyển hóa đông máu.

– Một số bệnh liên quan đến hệ tim mạch như huyết áp cao; vỡ hoặc phình mạch của hệ mạch máu hoặc động mạch cảnh, bệnh xơ vữa động mạch.

– Các bệnh về hệ máu thường thấy ở những bệnh nhân có thể trạng yếu, thiếu máu nặng, máu nhiễm trùng, nhiễm độc.

– Bệnh bạch cầu cấp gây tình trạng suy tuỷ; suy giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân; hoặc rối loạn chất lượng tiểu cầu và một số bệnh thuộc về mạch máu như ưa chảy máu.

– Không chỉ có vậy, nghiêm trọng hơn, người bệnh hoàn toàn có thể phải đối mặt với các bệnh tai mũi họng như: ung thư mũi, ung thư vòm họng, polyp mũi xoang, viêm mũi dị ứng, viêm mũi mãn tính, viêm xoang….

Xử trí chảy máu cam như thế nào?

Khi bị chảy máu cam, người bệnh không nên lo lắng, cần lưu ý những vấn đề sau để xử trí kịp thời triệu chứng chảy máu cam tránh biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:

Giữ chặt bên mũi chảy máu ở tư thế cúi đầu về phía trước

Cách tốt nhất và đúng nhất  là nên ngồi xuống ghế, giữ chặt phía bên mũi chảy máu trong tư thế trẻ cúi đầu về phía trước. Giữ yên như vậy trong khoảng 10 phút, trong lúc giữ tay như vậy hãy bảo trẻ thở bằng mồm hoặc bằng bên mũi không chảy máu. Nếu sau 10 phút chảy máu cam không dừng lại cần đến bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ.

Tuyệt đối không để bệnh nhân nằm hay ngửa đầu ra sau

chay-mau-cam-la-benh-gi 2
Tuyệt đối không ngửa ra sau khi có triệu chứng chảy máu cam

Ngửa đầu về phía sau sẽ khiến máu chảy ngược vào trong miệng và cổ họng, gây nôn hoặc buồn nôn, thậm chí không thể làm đông máu. Nếu trẻ lớn hơn cần nhẹ nhàng xì mũi để số máu đã chảy ra được tống xuất ra ngoài sau đó mới giữ chặt bên mũi đang chảy máu.

Áp một miếng gạc lạnh phía bên ngoài phần mũi đang chảy máu

Hạ thấp nhiệt độ cơ thể giúp làm giảm lưu lượng máu đến mũi, ngăn chảy máu mũi. Cũng có thể ngậm 1 cục đá nhỏ, đây là cách hạ thấp nhiệt độ cơ thể hữu hiệu. Với trẻ nhỏ có thể áp một miếng gạc lạnh phía bên ngoài mũi trẻ sẽ làm máu ngừng chảy nhanh hơn. Đối với người lớn có thể chườm cục đá ở sống mũi.

Đừng nhét gạc vào mũi, hoặc các chất liệu khác

Tuyệt đối không được nhét gạc hay các vật liệu khác vào mũi vì những vật liệu thông thường đều không đảm bảo vô khuẩn, nhất là khi nó tiếp xúc trực tiếp với lớp niêm mạc ở mũi.

Đừng lạm dụng nước muối

Việc xịt thuốc hoặc nước muối vào niêm mạc mũi không phải là một giải pháp lâu dài vì nó chỉ tức thời làm ẩm mũi, về lâu dài nó còn khiến mũi khô hơn. Kể cả việc sử dụng các thiết bị tạo ẩm chỉ là những giải pháp tình thế. Tốt nhất hãy bù nước cho cơ thể đầy đủ bằng việc ăn uống giàu nước, và chất xơ kết hợp các biện pháp hỗ trợ bên ngoài kể trên sẽ giúp bạn và con em mình qua được mùa đông và chứng chảy máu cam khó chịu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital