Chẩn đoán thiếu máu bằng những phương pháp nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Tăng Văn Tuấn

Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

Chẩn đoán thiếu máu dựa trên cơ sở về tiền sử bệnh tật của gia đình và cá nhân, khám lâm sàng với kết quả của một số xét nghiệm bổ sung khác. Bởi vì thiếu máu thường không gây ra triệu chứng, bác sĩ có thể phát hiện ra tình trạng này khi đang kiểm tra cho một căn bệnh khác.

Chẩn đoán thiếu máu dựa trên cơ sở về tiền sử bệnh tật của gia đình và cá nhân, khám lâm sàng với kết quả của một số xét nghiệm bổ sung khác.

Chẩn đoán thiếu máu dựa trên cơ sở về tiền sử bệnh tật của gia đình và cá nhân, khám lâm sàng với kết quả của một số xét nghiệm bổ sung khác.

Tiền sử bệnh tật của gia đình và cá nhân

Trong chẩn đoán thiếu máu, đầu tiên bác sĩ sẽ tìm hiểu xem có bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của thiếu máu phổ biến hay không. Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ hỏi về một căn bệnh hoặc tình trạng có thể gây ra thiếu máu mà người bệnh đã từng mắc trước đây nếu có.
Người bệnh nên cung cấp đầy đủ thông tin về loại thuốc hiện đang sử dụng, chế độ ăn uống hàng ngày và cho biết liệu trong gia đình có thành viên nào bị thiếu máu hoặc có tiền sử bị thiếu máu hay không.

Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra để xác định mức độ nghiêm trọng của thiếu máu và tìm kiếm nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra để xác định mức độ nghiêm trọng của thiếu máu và tìm kiếm nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Một phần quan trọng trong chẩn đoán thiếu máu là khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra để xác định mức độ nghiêm trọng của thiếu máu và tìm kiếm nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bác sĩ có thể sẽ:
– Nghe tim để tìm hiểu xem liệu tim có đập nhanh hoặc không đều hay không.
– Nghe phổi để biết người bệnh có thở gấp hoặc thở không đều hay không.
– Sờ bụng để kiểm tra kích thước của gan và lá lách.
– Khám vùng chậu hoặc trực tràng để kiểm tra các nguồn mất máu phổ biến.

Các xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu

Người bệnh có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để xác định loại thiếu máu và mức độ nghiêm trọng của thiếu máu.
– Xét nghiệm công thức máu toàn bộ
Thông thường xét nghiệm đầu tiên được sử dụng để chẩn đoán thiếu máu là xét nghiệm công thức máu toàn bộ. Đây là xét nghiệm đánh giá các tế bào lưu thông trong máu.
Xét nghiệm này giúp kiểm tra nồng độ hemoglobin và hematocrit trong máu. Hemoglobin là protein giàu chất sắt trong tế bào máu đỏ mang oxy cho cơ thể. Hematocrit đo tỷ lệ phần trăm thể tích của tế bào máu đỏ trong một đơn vị thể tích máu.  Nồng độ hemoglobin và hematocrit thấp là dấu hiệu của bệnh thiếu máu.

Thông thường xét nghiệm đầu tiên được sử dụng để chẩn đoán thiếu máu là xét nghiệm công thức máu toàn bộ.

Thông thường xét nghiệm đầu tiên được sử dụng để chẩn đoán thiếu máu là xét nghiệm công thức máu toàn bộ.

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ cũng kiểm tra số lượng tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tiểu cầu trong máu của người bệnh. Kết quả bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thiếu máu, rối loạn máu, nhiễm trùng hoặc các bệnh khác.
Cuối cùng xét nghiệm giúp kiểm tra khối lượng hồng cầu (MCV) – một phép đo kích thước trung bình của hồng cầu. Đây cũng là đầu mối để tìm ra nguyên nhân của tình trạng thiếu máu. Trong thiếu máu do thiếu sắt, kích thước của hồng cầu là nhỏ hơn so với bình thường.
– Một số xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu khác
Nếu kết quả xét nghiệm công thức máu toàn bộ cho thấy bị thiếu máu, người bệnh có thể sẽ phải thực hiện thêm một số xét nghiệm khác, chẳng hạn như:
+ Xét nghiệm điện di hemoglobin:  đánh giá thành phần và tỷ lệ hemoglobin (Hb) trong máu. Xét nghiệm này giúp chẩn đoán loại thiếu máu mà người bệnh mắc phải.

Xét nghiệm điện đi hemoglobin giúp chẩn đoán loại thiếu máu mà người bệnh mắc phải.

Xét nghiệm điện đi hemoglobin giúp chẩn đoán loại thiếu máu mà người bệnh mắc phải.

+ Xét nghiệm đếm hồng cầu lưới: Hồng cầu lưới là tế bào tiền thân trực tiếp của hồng cầu, được sản sinh từ tủy xương. Xét nghiệm đếm số lượng hồng cầu lưới được chỉ định trong các trường hợp thiếu máu bởi vì sự hiện diện của hồng cầu lưới ở máu ngoại vi phản ánh  hoạt động sản xuất hồng cầu của tủy xương và là thông số quan trọng cho phép xác định nguyên nhân thiếu máu là tại tủy hay ngoài tủy.
+ Các xét nghiệm kiểm tra về nồng độ sắt trong máu và cơ thể bao gồm: xét nghiệm sắt huyết thanh và xét nghiệm ferritin.
Bởi vì thiếu máu do nhiều nguyên nhân nên người bệnh có thể được kiểm tra để xác định xem nguyên nhân có phải xuất phát từ các bệnh như suy thận, nhiễm độc chì (ở trẻ em) và thiếu hụt vitamin (B12 và axit folic) hay không.
Nếu bác sĩ nghi ngờ thiếu máu do chảy máu trong, người bệnh có thể thực hiện các xét nghiệm để tìm kiếm nơi chảy máu, ví dụ như xét nghiệm máu trong phân.
Nếu có máu lẫn trong phân, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm để tìm kiếm nơi gây chảy máu. Một trong những xét nghiệm này là nội soi đường tiêu hóa.
Ngoài ra bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm tủy xương để đánh giá tình trạng của tủy xương và xác định xem liệu tủy xương có sản xuất đủ các tế bào máu hay không.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital