Chẩn đoán bệnh qua mắt

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Chẩn đoán bệnh qua mắt là phát hiện một số bệnh lý bằng cách quan sát mắt. Bởi vì đôi mắt không chỉ là “cửa sổ tâm hồn” mà những dấu hiệu bất thường ở mắt còn phản ánh nhiều tình trạng sức khỏe quan trọng mà không cần phải thông qua xét nghiệm hay tiểu phẫu khác. Vậy cách chẩn đoán bệnh qua mắt được thực hiện như thế nào?

Đôi mắt không chỉ là “cửa sổ tâm hồn” mà những dấu hiệu bất thường ở mắt còn phản ánh nhiều tình trạng sức khỏe quan trọng.

Đôi mắt không chỉ là “cửa sổ tâm hồn” mà những dấu hiệu bất thường ở mắt còn phản ánh nhiều tình trạng sức khỏe quan trọng.

Khi khám mắt định kỳ, bác sĩ thường sẽ làm giãn mắt để kiểm tra võng mạc, thần kinh thị giác và mạch máu ở mặt sau của mắt. Bệnh tăng nhãn áp, một tình trạng trong đó các dây thần kinh thị giác bị hư hỏng do tăng nhãn áp, thường được chẩn đoán bằng cách này. Một số bệnh lý khác cũng có thể được phát hiện qua những lần khám mắt như thế này, bao gồm:

1. Cao huyết áp

Khoảng ¼ người bệnh bị cao huyết áp mà không biết bản thân mắc bệnh. Tuy nhiên nếu không được điều trị cao huyết áp có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
Khi bác sĩ nhãn khoa chiếu ánh sáng vào mắt người bệnh, họ sẽ nhìn thấy các mạch máu nhỏ trong võng mạc. Huyết áp cao có thể làm cho các mạch máu xuất hiện xoắn, thậm chí làm cho mắt có màu đỏ.

2. Nồng độ cholesterol cao

Nồng độ cholesterol cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường, có thể được phát hiện khi kiểm tra mắt. Điểm vàng hình thành trong mí mắt chính là dấu hiệu cho thấy sự tích tụ của chất béo và nồng độ cholesterol trong máu cao.

Chẩn đoán bệnh qua mắt là phát hiện một số bệnh lý bằng cách quan sát mắt.

Chẩn đoán bệnh qua mắt là phát hiện một số bệnh lý bằng cách quan sát mắt.

3. Bệnh tiểu đường

Đường trong máu tăng cao có thể khiến thủy tinh thể sưng lên, thay đổi hình thái mắt khiến mắt mất khả năng tập trung, gây thay đổi thị lực.
Các nhà nghiên cứu cho biết việc thay đổi thị lực sẽ tiến triển dần theo thời gian. Nếu lượng đường trong máu tăng cao chỉ trong một ngày, người bệnh hầu như không nhận thấy có bất cứ khác biệt nào về thị lực. Tuy nhiên nếu lượng đường tăng cao trong thời gian dài (khoảng 10 ngày trở lên), các tổn thương ở mắt bắt đầu xuất hiện.

4. Đa xơ cứng

Dây thần kinh thị giác bị viêm có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh đa xơ cứng,  một rối loạn hứng rối loạn não bộ và tủy sống làm giảm chức năng thần kinh, kết hợp tạo thành sẹo trên lớp phủ ngoài của các tế bào thần kinh. Các triệu chứng của viêm dây thần kinh thị giác bao gồm ất thị lực đột ngột, tình trạng mắt tiến triển tệ hơn trong vòng vài ngày đến hai tuần, kèm với đau mắt khi đảo mắt đồng thời khả năng nhìn màu sắc cũng bị ảnh hưởng. Theo nghiên cứu, có khoảng 1/3 bệnh nhân đa xơ cứng có triệu chứng đầu tiên là viêm dây thần kinh thị giác.

Đột ngột khó khăn khi nhìn bằng ở một hoặc cả hai mắt có thể là dấu hiệu của đột quỵ.

Đột ngột khó khăn khi nhìn bằng ở một hoặc cả hai mắt có thể là dấu hiệu của đột quỵ.

5. Đột quỵ

Đột quỵ là tình trạng một phần não bộ bị tổn thương do tắc nghẽn mạch máu đi nuôi não gây đột quỵ nhồi máu não hoặc vỡ mạch máu não gây đột quỵ xuất huyết não. Đột quỵ nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề, thậm chí có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Đột quỵ có thể được phát hiện khi khám mắt. Đột ngột khó khăn khi nhìn bằng ở một hoặc cả hai mắt có thể là dấu hiệu của đột quỵ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital