Chậm kinh nhưng không có thai do đâu?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Chậm kinh nhưng không có thai khiến chị em lo lắng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu? Hãy tìm hiểu thông tin mà chúng tôi cung cấp để có được câu trả lời chính xác.

Chậm kinh nhưng không có thai khiến chị em lo lắng.

Chậm kinh nhưng không có thai khiến chị em lo lắng.

1. Chậm kinh nhưng không có thai do đâu?

Chậm kinh là dấu hiệu cơ bản chứng tỏ chị em đã mang thai. Tuy nhiên trường hợp không mang thai thì lúc này nguyên nhân chậm kinh có thể là do:

1.1. Yếu tố tâm lý

Yếu tố tâm lý ảnh hưởng lớn đến hormone của cơ thể, quyết định đến hoạt động của kinh nguyệt. Hormone nội tiết tố trong cơ thể nữ giới thường dao động phù hợp với một chu kỳ kinh nguyệt, nhưng khi tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng, bất ổn, vùng đồi dưới hoạt động kém sẽ gây ức chế hoạt động của nội tiết tố nữ, dẫn đến không xảy ra hiện tượng phóng noãn, ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh nguyệt.

Tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng, bất ổn, vùng đồi dưới hoạt động kém sẽ gây ức chế hoạt động của nội tiết tố nữ.

Tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng, bất ổn, vùng đồi dưới hoạt động kém sẽ gây ức chế hoạt động của nội tiết tố nữ.

1.2. Nguyên nhân do bệnh lý

Chậm kinh có thể do xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý như các bệnh về máu, bệnh giảm tiểu cầu… đặc biệt là bệnh phụ khoa, phải kể đến như:

– Bệnh về buồng trứng: Buồng trứng liên quan trực tiếp đến hiện tượng kinh nguyệt, vì thế, bất kỳ bất thường nào ở buồng trứng cũng có thể gây ra chậm kinh. Suy buồng trứng, viêm buồng trứng, u nang buồng trứng, đa nang buồng trứng… đều là những bệnh có liên quan trực tiếp đến hiện tượng kinh nguyệt.

– Bệnh về tử cung và cổ tử cung : Những bất thường ở tử cung, cổ tử cung ảnh hưởng đến hiện tượng kinh nguyệt trực tiếp hoặc gián tiếp. Có thể kể đến như phì đại cổ tử cung, dính buồng tử cung, dị hình tử cung, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến, u xơ tử cung …

– Một số hiện tượng khác tại ống dẫn trứng, tắc ống dẫn trứng cũng có thể gây trễ kinh nguyệt.

– Do sự bất thường tuyến giáp khiến việc điều chỉnh quá trình vận hành của cơ thể. Bất kỳ bất thường nào cũng có thể gây chậm kinh.

– Do ăn uống không đầy đủ khiến cơ thể thiếu đi các dưỡng chất cần thiết, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

– Tăng giảm cân đột ngột, ngủ nghỉ không đủ, ảnh hưởng đến lượng hormone cơ thể, khiến kinh nguyệt bị chậm.

– Do tác dụng phụ của thuốc nhất là thuốc tránh thai khẩn cấp ảnh hưởng chu kỳ kinh.

2. Chậm kinh nhưng không có thai ảnh hưởng gì?

– Ảnh hưởng tâm lý: Khi đối mặt với tình trạng này chị em thường lo lắng, căng thẳng, stress từ đó mà ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống, công việc…

– Chậm kinh là triệu chứng của bệnh phụ khoa bất thường, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản nữ giới.

Khi bị chậm kinh nhưng không có thai, cần đi khám phụ khoa tìm đúng nguyên nhân. Nếu là do tâm lý và thói quen hàng ngày thì bác sĩ sẽ tư vấn điều chỉnh tốt nhất. Nếu là triệu chứng của bệnh, cần điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ. Trong quá trình điều trị cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, giữ cho tâm lý thật thoải mái để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chu kỳ kinh nguyệt.

Khi bị chậm kinh nhưng không mang thai, cần đi khám phụ khoa tìm đúng nguyên nhân

Khi bị chậm kinh nhưng không mang thai, cần đi khám phụ khoa tìm đúng nguyên nhân.

Chậm kinh nhưng không có thai do đâu? Hi vọng rằng thông tin chúng tôi cung cấp trên đã giúp bạn nữ có được những thông tin hữu ích.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital