Cảnh giác: dấu hiệu cảnh báo bệnh tim

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Bệnh tim là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong trên toàn cầu. Theo ước tính có ít nhất 20% người chết mỗi năm do các biến chứng tim mạch. Vì vậy cần cảnh giác: dấu hiệu cảnh báo bệnh tim.

Cảnh giác: dấu hiệu cảnh báo bệnh tim

Bệnh tim thường diễn biến âm thầm và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Hầu hết các dấu hiệu cảnh báo bệnh tim thường khó phát hiện dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, bạn cần cảnh giác với một số dấu hiệu sau:

Mệt mỏi khi hoạt động thể chất

Nếu bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi sau vài phút hoạt động như đi bộ, chạy bộ, dọn dẹp … bạn nên đến chuyên khoa tim mạch để kiểm tra.

Rối loạn cương dương

Chức năng tim suy yếu làm giảm lượng máu đến cơ quan sinh dục, dẫn đến các vấn đề như rối loạn cương dương.

Tăng huyết áp

Nếu bạn bị bệnh cao huyết áp trong thời gian dài, khả năng tim cũng bị ảnh hưởng, do tim phải bơm máu với áp lực quá lớn.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh tim

Cảnh giác: Dấu hiệu cảnh báo bệnh tim

Ho dai dẳng

Suy tim sung huyết làm tích tụ các chất dịch trong phổi, gây ho dai dẳng, kéo dài.

Sưng tay chân

Triệu chứng sưng tay, chân xảy ra thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về tim do tim không bơm đủ máu đến tứ chi.

Viêm nha chu

Một trong những triệu chứng của bệnh tim là tình trạng viêm, đặc biệt là viêm nha chu.

Ngay khi thấy xuất hiện một trong những triệu chứng trên hoặc nhiều dấu hiệu kèm theo, người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám chuyên khoa tim mạch, bác sĩ sẽ kiểm tra theo dõi và chỉ định phương pháp điều trị đúng cách, hiệu quả.

Phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh tim mạch, hạn chế những biến chứng của bệnh, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Nói không với thuốc lá

Không hút thuốc lá để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim

Không hút thuốc lá để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim

Chất nicotin trong thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, hút nhiều thuốc lá cũng dẫn đến bệnh tim. Để phòng ngừa bệnh tim mạch, bạn cần tránh xa thuốc là kể cả hút trực tiếp và gián tiếp.

Kiểm soát trọng lượng cơ thể

Với những nguy cơ bệnh tim mạch cao, cân nặng đóng một vai trò không nhỏ. Để phòng bệnh tim mạch và những biến chứng nguy hại, bạn cần kiểm soát cân nặng thường xuyên, qua đó có chế độ tập luyện và ăn uống hợp lí nhất.

Tập thể dục điều độ

Đặc biệt với những người ở độ tuổi trung niên trở lên, việc tập thể dục điều độ là vô cùng quan trọng. Một chế độ tập luyện khoa học sẽ giúp bạn có độ bền và sự dẻo dai. Làm giảm huyết áp và giảm cholesterol đem lại cho bạn một trái tim khỏe mạnh.

Hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều chất béo, mỡ động vật

Những đồ ăn chứa nhiều chất béo và mỡ động vật khiến cơ thể bạn tăng cholesterol trong cơ thể, dẫn đến các bệnh về tim. Vì vậy bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm chế biến sẵn và đồ chiên rán.

Ăn nhiều chất xơ

Các chất xơ trong rau xanh và hoa quả tươi sẽ cuốn trôi cholesterol trong thành ruột vì thế sẽ làm hạn chế cholesterol vào máu giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Sử dụng các loại hạt

Nên ăn nhiều các loại hạt như hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt bí…chúng sẽ cung cấp cho cơ thể của bạn những loại dầu tốt có lợi cho sức khỏe.

Tránh stress

Nhiều căng thẳng quá dồn nén không có lợi cho người mắc bệnh huyết áp hay tim mạch, nguyên nhân chính của nhồi máu cơ tim. Hãy luôn để cơ thể trong trạng thái thoải mái nhất. Để làm được điều này bạn cần cân bằng cảm xúc, suy nghĩ và hành động của mình. Luôn lạc quan và vui vẻ, suy nghĩ theo hướng tích cực trước mọi vấn đề xấu, khi làm được điều này đã giúp sức khỏe của mình tốt hơn, sống lâu và sống khỏe hơn mỗi ngày.

Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để ngăn ngừa bệnh tim

Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để ngăn ngừa bệnh tim

Chủ động khám tim mạch định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ, khám tim mạch theo dõi huyết áp, đường huyết rất cần thiết để phát hiện sớm nguy cơ bệnh tim mạch và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Nên thăm khám ít nhất 1-2 lần 1 năm đặc biệt người cao tuổi cần theo dõi thường xuyên hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital