Cẩn trọng với bệnh cúm khi mang thai

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra. Bệnh rất dễ lây từ người này sang người khác và gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Vì thế các mẹ nên cẩn trọng với bệnh cúm khi mang thai để ngăn ngừa những tác động không tốt tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.

1. Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc cúm

Theo khảo sát, phụ nữ khi mang thai dễ bị lây nhiễm cúm hơn và khi bị cúm thì thường nặng hơn phụ nữ bình thường. Nguyên nhân là do khi mang thai, cơ thể có sự giảm sút khả năng miễn dịch.

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc cảm cúm do sức đề kháng kém

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc cảm cúm do sức đề kháng kém

Mặc dù tỷ lệ tử vong của cúm rất thấp, song nguy cơ đó tăng lên nhiều lần đối với phụ nữ mang thai. Điều đáng lo ngại là không chỉ cúm mà hầu hết những bệnh do virus gây ra ở phụ nữ mang thai thường kéo dài hơn ở những phụ nữ khác. Trung bình một trường hợp bệnh cúm có thể kéo dài từ 3 – 4 ngày. Nhưng với phụ nữ mang thai có thể lâu hơn nhiều.
Khi bị cúm, thai phụ thường có các triệu chứng như cúm thông thường: nhức đầu, sổ mũi, ngạt mũi, đau họng, ho và đau người v.v…. Những triệu chứng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.
bệnh cúm khi mang thai

2. Cẩn trọng với bệnh cúm khi mang thai

Phụ nữ mang thai bị cúm có thể gây ra một số nguy cơ đối với thai nhi, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ. Một số trường hợp, phụ nữ mang thai bị cúm có thể làm tăng khả năng sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non trong những tháng cuối của thai kỳ.

Cảm cúm khi mang thai rất nguy hiểm vì có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi

Cảm cúm khi mang thai rất nguy hiểm vì có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi

Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai bị cúm có thể còn dẫn đến những dị tật bẩm sinh nhẹ ở thai nhi như: hở hàm ếch… Tuy nhiên, hiếm khi có dị tật bẩm sinh nặng ở não. Cụ thể:
– Trong 3 tháng đầu thai kỳ: cúm có thể gây ra một số nguy cơ đối với thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, down…
– Trong 3 tháng giữa thai kỳ: nếu người mẹ bị cúm thì não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương
–  Trong những tháng cuối của thai kỳ: cúm có thể làm tăng khả năng thai chết lưu hoặc đẻ non

3. Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh tốt nhất

Với phụ nữ, khi chuẩn bị kết hôn nên tiêm vắc-xin phòng cúm cho cả 2 vợ chồng. Xét về hiệu quả, tuy chưa được khẳng định hoàn toàn, song thực tế cho thấy hiện chưa có biện pháp dự phòng cúm nào cho người mang thai tốt hơn vắc xin

Trước khi quyết định mang thai chị em nên tiêm vắc xin phòng cảm cúm để bảo vệ sức khỏe của mình

Trước khi quyết định mang thai chị em nên tiêm vắc xin phòng cảm cúm để bảo vệ sức khỏe của mình

Tiêm vắc xin còn giúp nâng cao thể trạng để có sức đề kháng tốt bằng cách tập thể dục và bổ sung những thực phẩm có lợi cho hệ miễn dịch như chất đạm, hoa quả giàu vitamin…
Trong trường hợp chẳng may bị cúm, điều quan trọng nhất các thai phụ không nên quá lo lắng, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ mà nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng mức. Đặc biệt, không nên tự ý dùng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, các thai phụ cần nâng cao sức đề kháng như: tăng cường dinh dưỡng, vitamin C, dầu cá, các vitamin nhóm B…
Thường xuyên vận động thể dục thể thao vừa sức, phù hợp với sức khỏe cũng giúp thai phụ khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital