Cách phòng cảm lạnh trong mùa đông

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Cảm lạnh thông thường là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở đường hô hấp trên nhưng chủ yếu ảnh hưởng mũi. Các dấu hiệu và triệu chứng của cảm lạnh bao gồm ho, hắt hơi, đau họng, chảy nước mắt và ngạt mũi. Hiện tại chưa có thuốc đặc hiệu điều trị cảm lạnh nhưng bạn có thể giảm thiểu nguy cơ bị cảm lạnh và bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus cảm lạnh bằng một số cách phòng cảm lạnh trong bài viết sau.

1. Tìm hiểu về bệnh cảm lạnh và những triệu chứng điển hình

1.1 Tìm hiểu về bệnh cảm lạnh nói chung

Cảm lạnh là tình trạng sức khỏe phổ biến gây ra do các virus trong không khí khi chúng tác động đến hệ hô hấp trên. Hiện tượng này cũng có thể gọi là viêm mũi họng cấp tính.

Đây là một bệnh lý truyền nhiễm và có khả năng lây lan cao, thường ủ bệnh trong 1-2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện và sẽ kéo dài cho đến khi biến mất.

Chủng vi sinh vật gây bệnh cảm lạnh có đến hơn 200 loại nên cơ thể không thể tạo đề kháng cho cả 200 chủng loại này nên cảm lạnh có thể tái phát nếu nhiễm các chủng khác nhau. Trung bình một người trưởng thành có thể bị cảm lạnh từ 2-3 lần và trẻ nhỏ có thể lên tới 12 lần.

1.2 Những triệu chứng nổi bật của bệnh cảm lạnh

Những triệu chứng điển hình của bệnh cảm lạnh có thể kế đến như: hắt hơi, nghẹt mũi, đau họng, sổ mũi, ho, chảy nước mắt, sốt… Tình trạng của mỗi bệnh nhân là khác nhau nên thời gian điều trị khỏi bệnh cũng khác nhau.

Nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như: viêm phế quản cấp tính, viêm phổi… Do đó, để đảm bảo sức khỏe thì mỗi người cần phòng ngừa bệnh ngay từ sớm.

cách phòng cảm lạnh

Cảm lạnh thông thường là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở đường hô hấp trên nhưng chủ yếu ảnh hưởng mũi.

2. Những cách để phòng ngừa bệnh cảm lạnh từ sớm

2.1 Chủ động tìm cách phòng cảm lạnh

Giữ gìn vệ sinh

Cách tốt nhất để tránh mắc bệnh hoặc lây bệnh cảm lạnh là rửa tay bằng nước ấm và xà phòng.Luôn rửa tay sau khi tiếp xúc với người bị cảm lạnh hoặc có mặt ở những nơi mà virus cảm lạnh có thể được truyền đi. Hạn chế chạm tay vào mắt, mũi sau khi chạm vào bất cứ bề mặt nào mà virus gây cảm lạnh có thể có mặt như bề mặt bàn, tay nắm cửa…

Với những người bị cảm lạnh, để ngăn chặn lây lan cho những người xung quanh, nên hắt hơi và ho vào khuỷu tay.

Bổ sung các vitamin cần thiết

Trong nhiều nghiên cứu kẽm có thể giúp làm giảm các triệu chứng liên quan đến cảm lạnh thông thường.

Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Journal of Infectious Disease, điều trị bằng viên ngậm kẽm giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của các triệu chứng cảm lạnh. Vì kẽm đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa.

Ăn nhiều rau

cách phòng cảm lạnh

Ăn nhiều loại rau lá xanh có thể tăng cường hệ miễn dịch.

Theo nghiên cứu của Viện  Babraham (Cambridge, Anh)  cho thấy ăn nhiều loại rau lá xanh có thể tăng cường hệ miễn dịch. Các loại rau cải – từ cải thìa tới bông cải xanh (súp lơ xanh) đều là các thực phẩm chứa chất giúp các tế bào bạch cầu hoạt động hiệu quả, chống lại sự nhiễm trùng cho cơ thể.

Tự chăm sóc cơ thể 

Nhìn chung cảm lạnh thường tự  biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên các triệu chứng của cảm lạnh có thể gây khó chịu và mệt mỏi.

Trong trường hợp này hãy uống nhiều nước và dành thời gian nghỉ ngơi. Súc miệng bằng nước muối sẽ giúp làm dịu cổ họng bị đau. Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng sẽ giúp làm dịu ho và nghẹt mũi.

Sử dụng nhiều vitamin C

Vitamin C rất tốt cho những người bệnh cảm lạnh, đặc biệt là vitamin C từ nước cam tươi, nước chanh…

Người bệnh cảm lạnh nên bổ sung cho cơ thể vitamin C để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.

2.2 Cách phòng ngừa nguy cơ biến chứng cảm lạnh qua điều trị sớm

Để ngăn ngừa nguy cơ cảm lạnh từ sớm, người bệnh nên có những biện pháp phòng ngừa, đặc biệt là nắm bắt cơ hội điều trị sớm. Bệnh cảm lạnh khi mới khởi phát thường có xu hướng điều trị nhanh khỏi và hiệu quả hơn so với khi bệnh phát triển nặng.

cách phòng cảm lạnh

Người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám nếu cảm lạnh mạn tính

Hiện nay, tùy vào tình trạng bệnh sẽ có hướng điều trị khác nhau. Trường hợp cảm lạnh nặng, người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế để được chỉ định điều trị.

Đối với các trường hợp nhẹ, người bệnh có thể điều trị bằng: thuốc, tiêm truyền… Tuy chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng thuốc có thể làm giảm những triệu chứng của bệnh.

Trên đây là những thông tin quan trọng cần biết về triệu chứng, nguyên nhân và đặc biệt là cách phòng cảm lạnh. Cảm lạnh là một bệnh lý thường gặp và nguy hiểm nếu để kéo dài do đó người bệnh nên chủ động phòng bệnh và điều trị bệnh từ sớm để tránh những biến chứng không đáng có.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital