Cơ bản về phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Viêm phế quản là một trong các hình thái chính của bệnh lý viêm đường hô hấp. Bệnh vô cùng phổ biến ở trẻ nhỏ và có thể tiến triển đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, chủ động dự phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ em là cực kỳ cần thiết.

1. Khái quát về viêm phế quản

1.1. Khái niệm

Viêm phế quản là bệnh lý nhiễm trùng phế quản và phế nang. Trong đó:

– Phế quản là ống khí lớn, nối khí quản và phổi. Phế quản có 2 đầu, đầu phía phổi phân nhánh thành nhiều ống khí nhỏ, gọi là tiểu phế quản.

– Phế nang là túi khí nhỏ nằm cuối tiểu phế quản (đầu phía phổi). Tại phế nang, quá trình trao đổi Oxy từ phổi và Carbon Dioxide từ máu diễn ra.

Viêm phế quản là bệnh lý nhiễm trùng phế quản và phế nang

Tình trạng nhiễm trùng phế quản và phế nang (hình dưới) gọi là bệnh lý viêm phế quản

1.2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

1.2.1. Nguyên nhân

Viêm phế quản có 2 nguyên nhân phát sinh chính là virus và vi khuẩn. Cụ thể, những virus và vi khuẩn gây viêm phế quản chủ yếu ở trẻ là: Proteus, Klebsiella Pneumoniae, Escherichia Coli, Pseudomonas, Haemophilus, Staphylococcus Aureus,… Ngoài nguyên chính là virus, vi khuẩn, viêm phế quản ở trẻ còn có nguyên nhân phát sinh phụ là các tác nhân tiêu cực kích thích phổi, như: Bụi, khí thải, khói thuốc lá,…

1.2.1. Yếu tố nguy cơ

Không có đối tượng nào là nằm ngoài vùng nguy cơ đối với viêm phế quản, chỉ có đối tượng nguy cơ cao và đối tượng nguy cơ không cao bằng. Theo đó, đối tượng mắc viêm phế quản nguy cơ cao chúng ta có thể kể đến là những trẻ có: Hệ miễn dịch kém hoặc suy giảm; mới chấn thương hoặc phẫu thuật; một hoặc một số bệnh lý viêm đường hô hấp khác, như viêm mũi, viêm họng,…; một hoặc một số bệnh lý toàn thân như bệnh tự miễn, bệnh tiểu đường,…; đã hoặc đang sử dụng kháng sinh điều trị các bệnh lý khởi phát do vi khuẩn; đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.

Sốt là một dấu hiệu phổ biến của trẻ bị viêm phế quản

Viêm phế quản có biểu hiện phổ biến là sốt

1.3. Triệu chứng

Mới mắc viêm phế quản, trẻ có các triệu chứng như: Sốt nhẹ, ho khan, chảy mũi, ngạt mũi, hắt hơi, hay quấy khóc. Nếu không điều trị, trẻ sẽ: Sốt cao từ 38 – 40 độ, kèm mệt mỏi, môi khô, đổ nhiều mồ hôi; xuất hiện các cơn ho kéo dài, có thể là ho khan hoặc ho có đờm; trẻ khó thở, có thể thấy dấu hiệu co rút lồng ngực rõ ràng; trẻ tím tái tại đầu các chi, vùng môi hoặc toàn thân; xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chán ăn, buồn nôn và nôn, đi ngoài phân lỏng. Khi viêm phế quản biến chứng, trẻ co giật, tim nhanh, mạch nhỏ.

1.4. Biến chứng

Bệnh lý nào, dù bản chất là đơn giản hay phức tạp, cũng đều có nguy cơ biến chứng, nếu không được điều trị tử tế. Viêm phế quản cũng vậy. Viêm phế quản không điều trị cẩn thận, có thể tiến triển đến suy hô hấp (xuất hiện khi tình trạng nhiễm trùng phế nang làm hoạt động trao đổi Oxy và Carbon Dioxide bị hạn chế), áp xe phổi (xuất hiện khi nhiễm trùng phế quản và phế nang lan tỏa vào phổi), nhiễm trùng máu (trẻ nhiễm trùng máu do viêm phế quản dễ bị suy đa tạng). Đây đều là những biến chứng nguy hiểm, có thể khiến trẻ tử vong, để điều trị thành công, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.

1.5. Chẩn đoán và điều trị

Để hạn chế tối đa các biến chứng đáng tiếc, cho trẻ thăm khám và điều trị sớm với chuyên gia là rất cần thiết.

1.5.1. Chẩn đoán

Tại các cơ sở y tế uy tín, để chẩn đoán viêm phế quản, trẻ cần thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng. Trong đó, thăm khám lâm sàng chủ yếu là khai thác tiền sử và dấu hiệu bệnh lý viêm phế quản lâm sàng. Còn thăm khám cận lâm sàng chủ yếu là xét nghiệm máu, cấy đờm, Oxy xung, khí máu động mạch, chụp X-quang ngực thẳng, chụp CT, nội soi phế quản,…

1.5.2. Điều trị

Sau thăm khám và chẩn đoán xác định tình trạng cũng như nguyên nhân viêm phế quản, trẻ sẽ được chỉ định 1 trong 2 phương án sau:

– Thứ nhất, viêm phế quản nặng, trẻ điều trị tại viện bằng kháng sinh tiêm – truyền tĩnh mạch (nếu trẻ viêm phế quản do vi khuẩn) và một số phương pháp khác, phù hợp với thể trạng của trẻ.

– Thứ hai, viêm phế quản nhẹ, trẻ điều trị tại nhà bằng kháng sinh uống Cloxacillin, Bristopen, Vancomycin, Cefobid,… (nếu trẻ viêm phế quản do tụ cầu), Chloramphenicol, Ampicillin, Amikacin,… (nếu trẻ viêm phế quản do vi khuẩn). Trong thời gian điều trị viêm phế quản tại nhà, nếu ho ra máu, khó thở, thở nhanh, thở gắng sức, đau tức ngực, tụt huyết áp, lơ mơ, mê sảng,… trẻ cần được tái khám ngay lập tức, bởi viêm phế quản đang có xu hướng chuyển biến tiêu cực.

2. Dự phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Để dự phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ em, cha mẹ cần thực hiện một số lưu ý như sau:

– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn đủ chất để nâng cao sức đề kháng.

Dự phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để tăng đề kháng

– Vệ sinh cơ thể trẻ hằng ngày đặc biệt là các khu vực tai, mũi, họng. Đồng thời, trước khi bế hoặc cho trẻ bú, bạn phải vệ sinh tay sạch sẽ.

– Tránh các tác nhân gây dị ứng, tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc, hóa chất hoặc lông của thú nuôi như chó, mèo…

– Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt về mùa đông, khi thay đổi thời tiết.

– Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, phòng ngủ của trẻ, giữ môi trường xung quanh bé được thông thoáng, tránh ẩm thấp và không có gió lùa trực tiếp.

– Cách ly trẻ khi trong nhà có người mắc bệnh về đường hô hấp hoặc nhiễm khuẩn.

– Cho bé uống nước ấm hàng ngày để không bị sung huyết.

Phía trên là thông tin cơ bản về viêm phế quản, bao gồm khái niệm, nguyên nhân – yếu tố nguy cơ, triệu chứng, biến chứng, chẩn đoán – điều trị và dự phòng bệnh. Nếu còn băn khoăn cần giải đáp chi tiết một cách nhanh chóng, liên hệ ngay Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital