Cách nhận biết bệnh phình đại tràng

Phình đại tràng có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một vài cách nhận biết bệnh phình đại tràng bạn đọc cần tham khảo để sớm phát hiện bệnh và điều trị hiệu quả.

Dấu hiệu bệnh phình đại tràng ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Phình đại tràng có thể là bệnh bẩm sinh ở trẻ. Tuy nhiên các triệu chứng nghiêm trọng thường chỉ được biểu hiện ra bên ngoài sau khi sinh được khoảng 2-3 tuần. Khi bị phình đại tràng, bé sẽ có một vài dấu hiệu như:

  • Quá 24 giờ sau sinh mới thấy bé đi ngoài ra phân su.
  • Bụng của bé có biểu hiện chướng căng lên từng ngày do đại tràng đang tích trữ một lượng phân khá lớn. Trường hợp này có thể bé đã bị tắc ruột.
  • Bé dễ bị nôn sau khi ăn. Cha mẹ chú ý đây không phải là hiện tượng nôn trớ bình thường của trẻ sơ sinh mà bé nôn ra cả sữa, trong chất nôn có thể kèm theo cả dịch mật và dịch ruột.
Dấu hiệu phình đại tràng ở trẻ cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

Dấu hiệu phình đại tràng ở trẻ cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

  • Khi đến tuổi ăn dặm, bé biếng ăn nên rất khó tăng cân, một số bé rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng trầm trọng.
  • Trẻ có thể bị táo bón kéo dài hoặc thậm chí là kinh niên 
  • Nếu cha mẹ để ý sẽ thấy quay ruột của bé nổi rõ do bị giãn ra, cảm giác đụng thấy khối phân rắn khi chạm tay vào hố chậu trái.
  • Trẻ bị phình đại tràng cũng có thể dẫn đến viêm ruột. Trường hợp này bé sẽ có biểu hiện bị sốt cao, đi ngoài ra máu, nhịp tim nhanh, rối loạn tiêu hóa.

Những triệu chứng này ở trẻ đòi hỏi cha mẹ phải thật chú ý để nhận biết sớm và đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám, chẩn đoán, kịp thời chữa trị tránh biến chứng nguy hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Triệu chứng bệnh phình đại tràng ở người lớn

Ở người trưởng thành, khi bị phình đại tràng, người bệnh cũng sẽ xuất hiện một số biểu hiện bất thường như:

  • Táo bón kéo dài, số lần đi đại tiện ít, có khi 4-5 ngày mới đi được một lần
  • Bị ngộ độc thần kinh gây nổi mẩn ngứa ngoài da, thay đổi tâm lý, rối loạn giấc ngủ… do đại tràng tái hấp thu chất độc trong phân khi chúng tồn đọng lâu ngày trong đường ruột.
  • Chán ăn, biếng ăn, cơ thể mệt mỏi, bụng trở nên căng trướng gây cảm giác cồng kềnh, nặng nề
  • Tình trạng kém ăn kéo dài kết hợp với sự suy giảm chức năng của đại tràng khiến người bệnh bị thiếu máu, suy kiệt sức khỏe.
Táo bón kéo dài, đau chướng căng tức bụng là dấu hiệu cảnh báo bệnh phình đại tràng

Táo bón kéo dài, đau chướng căng tức bụng là dấu hiệu cảnh báo bệnh phình đại tràng

Tùy theo mức độ phình giãn của đại tràng mà các biểu hiện ra bên ngoài nặng hay nhẹ. Người bệnh nên tiến hành điều trị sớm bởi bệnh càng để lâu càng gây ảnh hưởng nặng nề cho sức khỏe, thậm chí có thể gây biến chứng đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital