Cách để tránh xa các bệnh dễ lây lan qua tiếp xúc

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Thị Hằng

Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

Có nhiều bệnh lý, chẳng hạn như cúm, cảm lạnh, viêm phổi và viêm phế quản, dễ lây lan qua tiếp xúc từ người này sang người khác. Ai trong chúng ta cũng có nguy cơ bị lây bệnh nếu không biết tự phòng lây nhiễm cho mình cũng như cho người thân. Một vài biện pháp phòng ngừa đơn giản trong bài viết sau sẽ giúp bạn tránh xa được các bệnh lây truyền qua đường tiếp xúc.

Có nhiều bệnh lý, chẳng hạn như cúm, cảm lạnh, viêm phổi và viêm phế quản, dễ lây lan qua tiếp xúc từ người này sang người khác.

Có nhiều bệnh lý, chẳng hạn như cúm, cảm lạnh, viêm phổi và viêm phế quản, dễ lây lan qua tiếp xúc từ người này sang người khác.

Lây truyền qua đường tiếp xúc có thể là tiếp xúc trực tiếp. Đây là hình thức khi người chăm sóc người bệnh, người bệnh sau đó tiếp xúc với người lành, trẻ lành (tiếp xúc giữa da và da). Cách tiếp xúc thứ hai thường bị bỏ qua là tiếp xúc gián tiếp: tiếp xúc giữa người với vật trung gian truyền bệnh hoặc các dụng cụ, bề mặt chăm sóc bị lây nhiễm mầm bệnh từ trong nước bọt, nước dãi, đàm, phân và nước tiểu vương vãi hoặc còn trên dụng cụ chăm sóc người bệnh. Lây qua tiếp xúc nguy hiểm nhất là khi  bàn tay rửa không sạch sau đó chăm sóc người khỏe hoặc không rửa tay mà lại sờ mó vào mắt, mũi, miệng của chính mình.
Để phòng tránh lây truyền bệnh qua đường tiếp xúc, cần lưu ý:

1. Rửa tay

Để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, hãy rửa tay thật sạch với xà phòng và nước ấm.

Để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, hãy rửa tay thật sạch với xà phòng và nước ấm.

Để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, hãy rửa tay thật sạch với xà phòng và nước ấm. Tạo bọt trên toàn bộ bề mặt trước và sau của bàn tay, chà xát bàn tay trong ít nhất 20 giây. Rửa sạch và lau tay khô. Không chạm vào vòi nước hoặc tay nắm cửa sau khi đã rửa tay sạch. Mang theo dung dịch rửa tay sát khuẩn để làm sạch bàn tay trong trường hợp không có chỗ rửa tay.
Ngoài ra nhớ rửa tay sau khi đi vệ sinh, hắt hơi, lau mũi hoặc tiếp xúc với người  mắc bệnh. Ngoài ra cũng phải rửa tay sạch trước và sau khi ăn.

2. Tránh xa người  mắc bệnh

Nếu thấy ai đó hắt hơi và ho, nên giữ khoảng cách. Nhiều bệnh có khả năng lây truyền qua không khí và chúng ta có thể mắc bệnh chỉ bằng cách hít thở không khí mà người mang bệnh đã ho hoặc hắt hơi vào. Tránh tiếp xúc với người đang ốm. Nếu bản thân mình đang mắc bệnh, nên dành thời gian nghỉ ngơi tại nhà. Chỉ bắt đầu ra ngoài cho tới khi khỏe hơn.

3. Vệ sinh cẩn thận

Nếu hắt hơi, nhớ lấy khăn giấy để che mũi. Che miệng hoàn toàn khi ho. Rửa tay thường xuyên, không chạm vào người khác và vứt bỏ các chất thải có chứa vi trùng khi đang ho và hắt hơi.

Nếu hắt hơi, nhớ lấy khăn giấy để che mũi. Che miệng hoàn toàn khi ho.

Nếu hắt hơi, nhớ lấy khăn giấy để che mũi. Che miệng hoàn toàn khi ho

4. Dành thời gian để cơ thể hồi phục

Hãy dành thời gian để cơ thể phục hồi. Những người bị ốm sốt nên ở nhà cho tới khi khỏi hoàn toàn, không còn khả năng lây nhiễm bệnh. Các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh và chỉ ra các tiêu diệt vi khuẩn, làm giảm nguy cơ lây lan bệnh.

5. Tiêm chủng đầy đủ

Chủng ngừa có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Vì thế hãy đi tiêm phòng đầy đủ theo đúng lứa tuổi và các yếu tố nguy ơ khác.
Lưu ý: Nếu mắc bệnh, cần đi khám để xác định xem có phải là do bệnh truyền nhiễm hay không và cần dùng thuốc để điều trị. Không nên dùng thuốc kháng sinh bừa bãi để nhăn ngừa tình trạng nhờn thuốc.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital