Chữa say rượu bia nhanh nhất trong những ngày Tết

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa
Tết thường gắn liền với những cuộc tụ họp, những buổi liên hoan tất niên, tân niên… Những bữa ăn liên miên khiến không ít người rơi vào tình trạng say rượu khi quá chén. Vậy chữa say rượu bia nhanh nhất bằng cách nào? Hãy cùng tham khảo ở bài viết dưới đây.

Cách chữa say rượu bia nhanh nhất trong những ngày Tết

Say rượu bia có thể khiến chúng ta mất kiểm soát cả tinh thần lẫn hành vi, để có thể sớm tỉnh táo các bạn cần chú ý những điều sau:

Cố gắng nôn ra những thực phẩm trong dạ dày

Say rượu bia chính là một trạng thái nhiễm độc chất cồn, vì vậy nếu có cảm giác buồn nôn, hãy cố gắng nôn ra hết, đừng kìm nén vì nôn là phản ứng tự nhiên của cơ thể để tự giải độc.

Bổ sung năng lượng sau khi nôn

Sau khi nôn cần bổ sung năng lượng cho cơ thể bằng một bát cháo hoặc súp để bổ sung lượng muối natri và kali cơ thể bị thất thoát, việc này giúp cơ thể giảm mệt mỏi và dạ dày bớt quặn thắt gây khó chịu.

Bổ sung nước cho cơ thể

<em>Người say nên uống nước ấm hoặc các loại sinh tố để giúp pha loãng rượu, bia đồng thời  giúp rượu bia được đào thải nhanh qua đường tiết niệu… từ đó giúp người say nhanh tỉnh (ảnh minh họa)</em>

Người say nên uống nước ấm hoặc các loại sinh tố để giúp pha loãng rượu, bia đồng thời  giúp rượu bia được đào thải nhanh qua đường tiết niệu… từ đó giúp người say nhanh tỉnh (ảnh minh họa)

Đối với những người bị say rượu bia thì việc uống nước ấm hoặc uống các loại nước ép hoa quả là cần thiết cho giải độc rượu.

Bù nước đúng cách sẽ giúp pha loãng rượu, bia trong cơ thể người uống, đồng thời rượu bia cũng được đào thải nhanh qua đường tiết niệu… từ đó giúp người say nhanh tỉnh.

Nghỉ ngơi sau khi say

Sau khi nôn hết chất độc từ rượu bia ra khỏi cơ thể người say nên tìm chỗ yên tĩnh, kín gió để nằm nghỉ. Không nên để cơ thể bị lạnh vì khi say rượu cơ thể đang mất nhiệt, nếu bị say rượu cùng với việc cơ thể bị lạnh sẽ gây nguy hiểm như nhiễm gió lạnh, cảm lạnh.

Bổ sung nước và vận động nhẹ nhàng sau cơn say

Sau khoảng thời gian nghỉ ngơi, sau cơn say khi tỉnh dậy người ta thường có cảm giác đau đầu, mệt mỏi, háo nước… Vì vậy, uống một cốc nước lọc lớn sẽ giúp thanh lọc cơ thể, thải độc tố và bổ sung lượng nước cho cơ thể.

Sau khi tỉnh nên vận động nhẹ nhàng, như vậy sẽ giúp cơ thể sản sinh ra chất endorphin là chất giảm đau tự nhiên giúp cơ thể phấn chấn hơn, xua tan cảm giác mệt mỏi rã rời.

Những nguy hiểm từ việc say rượu bia

Nguy hiểm từ say rượu bia

Say rượu bia có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe cũng, khiến người say mất kiểm soát cả tinh thần lẫn hành vi (ảnh minh họa)

Uống rượu say gây ảnh hưởng tới toàn cơ thể, có thể dẫn đến hôn mê, co giật, suy hô hấp (thở chậm, dịch dạ dày trào ngược vào phổi do bệnh nhân hôn mê không còn phản xạ bảo vệ đường hô hấp…), suy tuần hoàn (tụt huyết áp, nhịp tim chậm…) và các dấu hiệu nguy hiểm khác như hạ đường huyết, chấn thương…

Khi phát hiện được bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần đưa người say rượu bia đến các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Lời khuyên để tránh say rượu

Cách tốt nhất để không bị say rượu bia là không uống rượu bia. Hoặc để giảm thiểu tình trạng bị say cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe trước mỗi lần uống rượu bia các bạn nên ăn một chút để bảo vệ dạ dày được tốt hơn, đồng thời nên uống vừa đủ, tránh uống quá nhiều.

cách chữa say rượu bia nhanh nhất

Hạn chế sử dụng rượu bia để bảo vệ sức khỏe bản thân (ảnh minh họa)

Nếu còn thắc mắc về các cách chữa say rượu bia hoặc muốn đặt lịch khám tại Hệ thống y tế Thu Cúc, bạn vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Hệ thống y tế Thu Cúc làm việc tất cả các ngày trong tuần kể cả các ngày lễ, Tết.

Chúc các bạn một năm mới bình an và nhiều sức khỏe!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Tin tức mới
Connect Zalo TCI Hospital